Cây “ma cà rồng” kì lạ ở New Zealand

(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu tại New Zealand đã rất bất ngờ khi phát hiện ra một cây “ma cà rồng” vẫn có khả năng hút chất dinh dưỡng từ… cây khác dù chỉ còn mỗi gốc cây.

Đó là một cây kauri sống rất khoẻ, đây là một loài cây lá kim có thể cao tới 50 mét, gốc cây thấp, không có lá.

Vấn đề đáng chú ý đó là bên dưới lớp đất, các tác giả nghiên cứu cho biết, gốc cây là một phần của "siêu sinh vật" trong rừng với một mạng lưới các rễ đan xen chia sẻ tài nguyên trên một cộng đồng có thể bao gồm hàng chục hoặc hàng trăm cây. Bằng cách ghép rễ của nó lên rễ của hàng xóm, gốc cây kauri kiếm ăn vào ban đêm bằng nước và chất dinh dưỡng mà các cây khác đã thu thập được vào ban ngày.

Cây “ma cà rồng” kì lạ ở New Zealand - 1
Cây kauri kì lạ vẫn sống sót dù chỉ còn mỗi gốc cây.

"Đối với gốc cây nó sẽ chết nếu không có mảnh ghép, bởi vì nó không có mô xanh nào của riêng nó", đồng tác giả nghiên cứu Sebastian Leuzinger, phó giáo sư tại Đại học Công nghệ Auckland ở New Zealand, cho biết.

Leuzinger và các đồng nghiệp đã cố gắng nghiên cứu dòng chảy dinh dưỡng qua gốc cây ma cà rồng và hai người hàng xóm gần nhất của nó. Sử dụng một số cảm biến để đo chuyển động của nước và nhựa cây (chứa chất dinh dưỡng quan trọng) qua ba cây, nhóm nghiên cứu đã thấy một mô hình gây tò mò đó là ốc cây và hàng xóm của nó dường như đang hút nước vào những thời điểm hoàn toàn ngược lại.

Vào ban ngày, khi những cây hàng xóm rực rỡ đang bận rộn vận chuyển nước lên rễ và vào lá của chúng, gốc cây kauri im lìm. Vào ban đêm, khi những người hàng xóm ổn định, gốc cây lưu thông nước qua những gì còn lại của cơ thể nó. Các cây, dường như, đang thay phiên nhau phục vụ như các máy bơm riêng biệt trong một mạng thủy lực duy nhất.

Trong khi gốc cây không còn lá nữa, các nhà nghiên cứu cho rằng, có thể rễ của nó vẫn có giá trị như một cây cầu cho những cây quang hợp, rực rỡ khác ở những nơi khác trong rừng. Cũng có thể là gốc cây đã nối rễ với các cây láng giềng từ lâu, trước khi nó là một gốc cây. Vì các chất dinh dưỡng vẫn chảy qua rễ của gốc cây và vào phần còn lại của mạng lưới.

Tuy nhiên, cũng có thể có những hạn chế đối với việc ghép gốc này. Giống như các chất dinh dưỡng có thể được chia sẻ nhanh chóng giữa các cá nhân, có lẽ các mầm bệnh gây hại có thể dễ dàng lây lan từ một cây bị nhiễm bệnh sang toàn bộ khu rừng thông qua mạng lưới ngầm này.

Minh Long

Theo Live Science