Các thiên thạch có sức tàn phá như bom hạt nhân tấn công Trái đất cứ sau 180 năm/ lần

(Dân trí) - Một nhóm các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu miệng núi lửa Wolfe Creek của Úc và tính toán tần suất các thiên thạch tấn công Trái đất bằng lực nổ hạt nhân khổng lồ cứ sau 180 năm là hoàn toàn có cơ sở.

Giáo sư Tim Barrow từ Đại học Wollongong đứng đầu một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế sử dụng hai kỹ thuật để xem xét với những tảng đá bị ảnh hưởng bởi tác động của miệng núi lửa Wolfe, tiết lộ rằng nó có những bằng chứng cho thấy các vụ nổ sớm hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.

Các thiên thạch có sức tàn phá như bom hạt nhân tấn công Trái đất cứ sau 180 năm/ lần - 1
Các nhà khoa học cho rằng Trái đất bị các thiên thạch đâm vào có chu kì ngắn hơn nhiều so với phỏng đoán trước đây.

"Đầu tiên là lấy một số tảng đá từ vành miệng núi lửa đã bị đẩy ra khi thiên thạch va vào, điều này tạo ra một bề mặt mới tiếp xúc với bức xạ và chúng ta có thể xác định thời gian tiếp xúc đó là bao lâu. Kỹ thuật thứ hai là nhìn vào cánh đồng đã bị miệng núi lửa làm chệch hướng”, Barrows nói.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng rất có thể một thiên thạch rộng 15 mét đã rơi xuống địa điểm này cách đây 120.000 năm - chưa bằng một nửa so với ước tính trước đó là 300.000 năm trước.

"Lượng năng lượng được giải phóng khi thiên thạch rơi trúng thứ gì đó gấp khoảng 30 đến 40 lần năng lượng được giải phóng từ quả bom được thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật năm nào", Barrows cho biết.

Miệng núi lửa Wolfe là một trong những miệng núi lửa được bảo tồn tốt nhất hành tinh, một phần do tuổi đời còn khá trẻ, nhưng cũng do vị trí của nó trong một sa mạc ổn định về mặt địa chất.

Khu vực khô cằn của Úc là một khu vực tuyệt vời về bảo tồn thiên thạch, chẳng hạn, có một số lượng lớn các thiên thạch được tìm thấy trên đồng bằng Nullarbor. Nhưng nó cũng tuyệt vời để bảo tồn các miệng hố vì tốc độ xói mòn quá thấp.

Barrow và nhóm của ông đã phát hiện ra rằng các thiên thạch đo được hàng chục mét, giống như thiên thạch tạo ra miệng núi lửa Wolfe, phổ biến hơn nhiều so với các thiên thạch lớn, được đo bằng km, chỉ tác động đến Trái đất cứ sau vài triệu năm.

Có vẻ như chúng ta đang “nhận” được ít nhất một thiên thạch lớn hơn 25 mét, cứ sau 180 năm lại ghé thăm một lần. Có 4 miệng núi lửa được hình thành bởi thiên thạch đâm vào Trái đất chỉ trong 60 năm qua hoặc 70 năm.

Barrows nói rằng hầu hết các thiên thạch này đang tấn công các đại dương vì 75% hành tinh của chúng ta bị bao phủ bởi nước và không chắc là một thiên thạch như vậy sẽ đâm vào một trung tâm dân cư nào đó lúc nào.

Minh Long

Theo Sputnik