Các nhà khoa học lần đầu chụp được hình ảnh mực khổng lồ

(Dân trí) - Theo xác định ban đầu, con mực khổng lồ ít nhất cũng phải có chiều dài lên tới khoảng 4m. Đây là phát hiện lần đầu tiên ở Mỹ. Khu vực bắt gặp con mực khổng lồ ở khá xa ngoài khơi bờ biển New Orleans.

Các nhà nghiên cứu thuộc cuộc thám hiểm của Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) đã công bố phát hiện này trong một bài đăng trên blog vừa qua.

Văn hóa dân gian của nhiều nước từ lâu có truyền thuyết về quái vật biển sống dưới đáy biển sâu. Tuy nhiên, những sinh vật khổng lồ thực sự tồn tại và cho đến lần vừa qua là lần thứ 3 trong lịch sử, một con mực khổng lồ thật sự đã bị bắt trên máy ảnh.

Các nhà khoa học lần đầu chụp được hình ảnh mực khổng lồ - 1
Hình ảnh con mực kì lạ được các nhà khoa học phát hiện mới đây.

Trước đó, các nhà nghiên cứu chỉ chụp được những thước phim đầu tiên về một con mực khổng lồ còn sống vào năm 2006. 6 năm sau đó, các nhà khoa học tiếp tục phát hiện ra một con khác.

Lần gần nhất, ban đầu các nhà khoa học xác định một loài động vật thân mềm khổng lồ hiện ra lờ mờ trong bóng tối đen như mực.

Sau đó, con mực khổng lồ thực hiện một cuộc rút lui vội vàng sau khi nhận ra vật thể trên thực tế không ăn được.

Trong khi phân tích dữ liệu từ các đoạn phim ngắn từ lần triển khai thứ 5 của hệ thống camera tàng hình Medusa, nhà nghiên cứu Nathan Robinson đã phát hiện ra một điều kỳ lạ ở góc màn hình.

Nhóm nghiên cứu tuyên bố đã chứng minh được một nhóm các xúc tu khổng lồ xông vào để tấn công các mồi điện tử. Các nhà khoa học của NOAA Sönke Johnsen và Edie Widder cho biết đã sớm xác định đó chính là một con mực.

“Nó cũng to, nhưng vì nó đang quay thẳng vào camera nên không thể biết chính xác nó lớn như thế nào”, các nhà khoa học khẳng định.

Trang Phạm

Theo Express