Các công cụ bằng đá lâu đời nhất ngoài châu Phi có thể viết lại lịch sử loài người

(Dân trí) - Các công cụ bằng đá được phục hồi từ một cuộc khai quật ở Trung Quốc cho thấy những tiền thân tiến hóa của chúng ta đã vượt ra khỏi châu Phi sớm hơn nhiều so với chúng ta đã nghĩ.

Các công cụ bằng đá lâu đời nhất ngoài châu Phi có thể viết lại lịch sử loài người - 1

Cho đến nay, bằng chứng lâu đời nhất về những sinh vật giống loài người bên ngoài châu Phi là những hiện vật và hộp sọ 1,8 triệu năm tuổi được tìm thấy ở thị trấn Georgina thuộc Dmanisi. Nhưng phát hiện mới này đã đẩy lùi lại ít nhất 250.000 năm.

Nhà khảo cổ Michael Petraglia của Viện Max Planck về Khoa học Lịch sử Nhân loại ở Jena, Đức, người không tham gia nghiên cứu cho biết "Đây hoàn toàn là một câu chuyện mới. Điều đó có nghĩa là con người đầu tiên đã rời khỏi châu Phi sớm hơn chúng ta từng nhận ra."

Sự ra đi đó đến từ rất lâu thậm chí trước loài người cổ đại của chúng ta, Homo sapiens, xuất hiện. Các nhà nghiên cứu tin rằng các công cụ được thực hiện bởi một thành viên khác của nhóm tiến hóa Homo.

Các vật phẩm bao gồm một số tảng đá bị sứt mẻ, mảnh vụn và đá búa. 96 hiện vật được đào lên trong một khu vực được gọi là Cao nguyên Loess, phía bắc dãy núi Tần Lĩnh, phân chia phía Bắc và phía Nam Trung Quốc. Một số trong chúng đã có niên đại 2,1 triệu năm, theo nghiên cứu trong tạp chí Nature.

Zhaoyu Zhu, một giáo sư tại Viện Địa hoá Quảng Châu, người dẫn đầu nghiên cứu thực địa chia sẻ "Chúng tôi rất hào hứng. Một trong những đồng nghiệp của tôi đột nhiên nhận thấy một viên đá được nhúng trong mỏm đá dốc. Sau thời gian ngắn, nhiều hiện vật khác đã được tìm thấy”.

Các công cụ được phân bố khắp các lớp bụi bẩn, cho thấy những người họ hàng cổ đại chưa xác định của chúng ta đã nhiều lần quay trở lại cùng một địa điểm, và có thể theo dõi động vật để săn bắn. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy xương lợn và hươu, nhưng không thể cung cấp bằng chứng cho thấy các dụng cụ được sử dụng để săn bắn.

Một số chuyên gia không tham gia vào nghiên cứu cho rằng những phát hiện cần phải được xem xét một cách thận trọng.

Geoffrey Pope, một nhà nhân loại học thuộc Đại học William Paterson ở New Jersey, cho biết “Tôi vẫn hoài nghi. Tôi ngờ rằng phát hiện này sẽ hầu như không có thay đổi (về lịch sử)" Và cho biết thêm, vấn đề là đôi khi thiên nhiên có thể định hình đá theo cách mà chúng trông như thể được sản xuất bằng tay. Ví dụ, những tảng đá đập vào nhau trong một dòng suối có thể có được các cạnh sắc nhọn.

Tuy nhiên, trái ngược với Pope, ông Sonia Harmand, nhà khảo cổ học tại Đại học Stony Brook ở New York, người chuyên nghiên cứu các công cụ bằng đá, phát biểu “Nói một cách thẳng thắn, đây có thể là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất trên thế giới”.

Đào Hiền (Theo NYPost)