Bóng tối và giá lạnh đã giết chết khủng long như thế nào?

(Dân trí) - Các nhà khoa học đã nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của khủng long vào cuối kỷ Phấn trắng và thấy rằng khí hậu lạnh dần là một trong những lý do chính gây nên cuộc đại tuyệt chủng này.

Bóng tối và giá lạnh đã giết chết khủng long như thế nào? - 1

66 triệu năm trước, sự tuyệt chủng đột ngột của khủng long đã mở ra giai đoạn phát triển của các loài động vật có vú, cuối cùng dẫn đến triều đại của loài người trên trái đất. Các nhà khoa học khí hậu hiện nay đã tái hiện lại việc những giọt axit sulfuric đã tăng cao như thế nào trong không khí sau sự va chạm nổi tiếng của một tiểu hành tinh lớn, khiến cho ánh sáng mặt trời bị ngăn chặn trong nhiều năm và ảnh hưởng sâu sắc đến sự sống trên Trái Đất.

Cây chết, và sự chết chóc đó lan truyền thông qua khắp các mạng lưới thức ăn. Các lý thuyết trước đó cho rằng hạt bụi mới là có sự sống ngắn ngủi đã hoàn toàn bị thay đổi bởi va chạm này. Các mô phỏng máy tính mới cho thấy rằng những giọt axit này là nguyên nhân khiến không khí bị lạnh đi trong một thời gian dài, một trong những yếu tố gây nên cái chết của những con khủng long sống trên cạn. Một nguyên nhân khác có thể là do sự pha trộn mạnh mẽ của các đại dương gây ra bởi sự lạnh đi ở phía trên bề mặt, gây xáo trộn hệ sinh thái biển một cách nghiêm trọng.

Sự giá lạnh kéo theo va chạm của các tiểu hành tinh mà dẫn tới việc hình thành miệng núi lửa Chicxulub ở Mexico là một bước ngoặt trong lịch sử Trái Đất,” theo lời của Julia Brugger, tác giả chính của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters, đến từ Viện nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (PIK), “Bây giờ chúng tôi có thể mang đến những cái nhìn mới mẻ hơn về những nguyên nhân cơ bản gây nên nhiều tranh cãi về sự diệt vong của khủng long vào cuối kỳ Phấn trắng.” Để điều tra hiện tượng này, các nhà khoa học đã lần đầu tiên sử dụng một loại hình mô phỏng máy tính cụ thể thường được áp dụng trong những bối cảnh khác nhau, bao gồm một mẫu khí hậu kết hợp với khí quyển, đại dương và biển băng. Họ xây dựng dựa trên nghiên cứu cho thấy rằng lưu huỳnh chứa khí ga bị bốc hơi do sự va chạm thiên thạch mạnh mẽ trên bề mặt Trái Đất là nhân tố chính ngăn chặn ánh sáng mặt trời và làm mát xuống hành tinh của chúng ta.

Ở những vùng nhiệt đới, nhiệt độ trung bình hàng năm đã giảm từ 27 xuống còn 5 độ C

“Trái đất trở nên lạnh dần, ý tôi là, thực sự rất lạnh,” Brugger nói. Nhiệt độ không khí toàn cầu trên bề mặt trung bình hàng năm đã giảm ít nhất 26 độ C, còn khủng long thì chỉ quen sống trong khí hậu mát mẻ. Sau va chạm của tiểu hành tinh đó, nhiệt độ trung bình hàng năm đã giảm xuống dưới cả mức đóng băng vào 3 năm trước. Một điều hiển nhiên rằng các chỏm băng đã mở rộng hơn. Thậm chí ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ trung bình hàng năm cũng giảm từ 27 xuống chỉ còn 5 độ C. “Sự lạnh giá kéo dài gây ra bởi các sol khí sunfat còn ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự tuyệt chủng hơn là đối với những hạt bụi chỉ tồn tại một thời gian ngắn trong không khí. Nó cũng nghiêm trọng hơn các sự kiện thường xảy ra như là sự nóng lên cực điểm, cháy rừng hoặc sóng thần,” theo lời đồng tác giả Georg Feulner, người lãnh đạo nhóm nghiên cứu tại PIK. Các nhà khoa học thấy rằng phải mất tới 30 năm thì khí hậu mới có thể phục hồi lại được trạng thái ban đầu.

Thêm vào đó, sự lưu thông của đại dương cũng bị xáo trộn. Bề mặt nước bị lạnh xuống, do đó cũng đặc hơn và nặng hơn. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, trong khi những khối nước lạnh chìm sâu xuống đáy biển, nước ấm từ các lớp sâu hơn dưới đại dương lại nổi lên trên bề mặt, mang theo các chất dinh dưỡng có nguy cơ dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của tảo. Có thể tưởng tượng được rằng sự gia tăng của tảo sẽ sản xuất ra các chất độc hại, gây ảnh hưởng hơn nữa đến cuộc sống ở vùng bờ biển. Trong bất kỳ trường hợp nào, sự đảo lộn nghiêm trọng của hệ sinh thái sẽ góp phần gây ra sự tuyệt chủng của nhiều loài dưới đại dương, ví dụ như đá hoa cúc

“Điều này cho thấy khí hậu quan trọng với mọi dạng sống trên hành tinh của chúng ta như thế nào.”

Loài khủng long, cho đến giờ vẫn là bậc thầy của Trái Đất vì đã tạo ra không gian phát triển của các loài động vật có vú và cuối cùng là loài người. Nghiên cứu về thời xa xưa của Trái Đất cho thấy rằng sự nỗ lực để nghiên cứu các mối đe dọa trong tương lai do các tiểu hành tinh không chỉ xuất phát từ sự yêu thích với các vấn đề học thuật. “Thật thú vị khi thấy sự tiến hóa đã được bắt nguồn một cách tình cờ do sự va chạm của các tiểu hành tinh – và sự tuyệt chủng lớn này cho thấy rằng sự sống trên Trái Đất rất mong manh,” theo lời Feulner. “Nó cũng cho thấy thấy khí hậu quan trọng như thế nào đối với tất cả các dạng sống trên hành tinh của chúng ta. Trớ trêu thay, ngày nay mối đe dọa trực tiếp nhất không phải đến từ sự lạnh đi mà lại đến từ sự nóng lên toàn cầu gây ra bởi chính con người.”

Quỳnh Chi (Theo Sciencedaily)