Bò sát đã phát triển nọc độc trước loài rắn cả trăm triệu năm

(Dân trí) - Bằng chứng hóa thạch mới cho thấy, những loài có nọc độc đầu tiên đã sống từ khoảng 260 triệu năm trước. Các loài bò sát giống với động vật có vú –loài Euchambersia mirabilis – sống ở miền nam châu Phi trong kỷ Permo – Triassic. Đó là loài Euchmbersia duy nhất được biết đến.


Hình ảnh chụp CT loài Euchambersia tiết lộ một khoang lớn nơi tuyến nọc độc gộp độc tố chết người phía sau răng nanh.

Hình ảnh chụp CT loài Euchambersia tiết lộ một khoang lớn nơi tuyến nọc độc gộp độc tố chết người phía sau răng nanh.

Hình ảnh chụp CT của hai chiếc hộp sọ loài Euchambersia cho thấy sự xuất hiện của một lỗ sâu và tròn phía sau răng nanh, các nhà khoa học tin rằng đó là nơi sản xuất nọc độc. Nọc độc rỉ vào miệng và truyền sang nạn nhân thông qua các rãnh và kênh nhỏ chạy dọc theo phía ngoài của răng nanh.

Nhà cổ sinh vật học Julien Benoit -hiện công tác tại Đại học Witwatersrand ở Nam Phi - cho rằng “đây là bằng chứng đầu tiên về động vật có xương sống lâu đời nhất được tìm thấy, và còn đáng kinh ngạc hơn là nó không thuộc các loài mà chúng ta vẫn nghĩ. Ngày nay, loài rắn vẫn gắn liền với danh tiếng xấu vì các vết cắn có nọc độc, tuy nhiên hóa thạch của chúng chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian địa chất từ 167 triệu năm trước, vậy mà, ở 260 triệu năm trước, loài Euchambersia đã tiến hóa nọc độc cả 100 triệu năm trước khi những con rắn đầu tiên ra đời”.

Các nhà nghiên cứu đã mô tả cấu tạo giải phẫu nơi sản xuất nọc độc đáo này của loài Euchambersia trên tạp chí POLS ONE.

Hầu hết các loài rắn đều tiêm trực tiếp nọc độc vào nạn nhân của chúng bằng các răng giống như ống tiêm. Euchambersia dùng một phương pháp thụ động hơn, nọc độc của nó đọng trong miệng trước khi chảy dọc theo các răng có rãnh rất đặc biệt. Các nhà khoa học cho rằng, loài bò sát này thích dùng nọc độc để săn mồi và cũng để tự vệ.

Anh Thư (Theo Upi)