Bảng lượng giác hơn 3000 năm tuổi  “vượt mặt” toán học hiện đại

(Dân trí) - Người Hy Lạp cổ đại không phải là cha đẻ của lượng giác như đa số chúng ta vẫn nghĩ, mà trên thực tế nhánh toán học này đã xuất hiện ở một nền văn minh có từ trước đó cả ngàn năm.

Bảng lượng giác hơn 3000 năm tuổi “vượt mặt” toán học hiện đại

Mọi chuyện bắt đầu từ một phiến đất sét thuộc về người Babylon có niên đại 3700 năm, được khai quật vào thế kỉ thứ 20 và được đặt tên là Plimptom 322 . Trên thực tế, trong suốt một thời gian rất dài, các chuyên gia vẫn chưa thể hiểu mục đích thực sự của phiến đất sét, với những ký tự chạm khắc theo các cột và hàng đan xen nhau này.

Bảng lượng giác hơn 3000 năm tuổi  “vượt mặt” toán học hiện đại - 1

Chỉ đến vài năm trở lại đây, Plimptom 322 mới từng bước được giải mã bởi các nhà khoa học Úc. Theo đó, 4 cột và 15 hàng ký tự khắc trên phiến đất sét chính để miêu tả kết cấu của tam giác vuông dựa vào tỉ lệ.

Cụ thể hơn, 15 hàng trên phiến đất sét biểu thị chuỗi 15 hình tam giác vuông, với góc nghiêng giảm dần. Phát hiện đặc biệt này đã khiến Plimptom 322 trở thành bảng công thức lượng giác lâu đời và chính xác nhất từng được ghi nhận. Bên cạnh đó, vì phiến đất sét vẫn còn một phần bị vỡ nên các chuyên gia chưa thể chắc chắn về nội dung đầy đủ của bảng công thức lượng giác cổ xưa này.

Bảng lượng giác hơn 3000 năm tuổi  “vượt mặt” toán học hiện đại - 2

Theo giới khoa học, cách người Babylon tiếp cận toán lượng giác, thể hiện qua Plimptom 322, là rất đặc biệt. Thay vì sử dụng hệ thập phân như chúng ta, họ lại lựa chọn hệ thập lục phân. Nhiều chuyên gia còn kì vọng rằng, việc nghiên cứu kỹ món cổ vật này có thể giúp chúng ta phát triển được một phương pháp tính lượng giác đơn giản và chính xác hơn so với cách làm hiện tại.

Thảo Vy

Theo Now This