Australia cổ đại là nhà của các loài động vật có túi khổng lồ

(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu đang xây dựng hình ảnh về loài palorchestids với hộp sọ giống với heo vòi và móng vuốt có hình dạng của thanh gươm scimitar.

Australia cổ đại là nhà của các loài động vật có túi khổng lồ - 1

Hóa thạch xương chi trước của loài palorchestids được tìm thấy rải rác ở vùng phía đông Australia. Ảnh: H Richards

Bộ xương “kỳ lạ” của loài động vật thuộc lớp thú có túi khổng lồ đã lang thang sinh sống khắp khu vực phía Đông Australia và bang Tasmania cách đây hơn hơn 25 triệu năm, vừa được tiết lộ trong nghiên cứu mới đây.

Trước đó, các nhà khoa học đã xác định được loài palorchestidscó xương sọ giống với loài heo vòi và “có móng vuốt giống với thanh gươm scimitar” nhưng vẫn chưa có nhiều thông tin về chi của “loài thú có túi kỳ lạ nhất từng tồn tại” này, theo tài liệu được công bố của một nhóm nhà khoa học Australia.

Các hóa thạc được thu thập từ những bảo tàng ở Australia và viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London (Anh). Bằng việc phân tích 60 mẫu hóa thạch này của loài palorchestids ở các kỷ địa chất khác nhau, các nhà khoa học đã có thể hiểu được về hình dạng, chức năng và sự tiến hóa thay đổi theo thời gian về các chi của loài này.

Theo một công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí Plos One tuần này, họ phát hiện ra loài chuột túi khổng lồ tiền sử này có “chi trước rắn khỏe và bị biến cong” và phẩn khuỷu cố định, loài vật này từ đó được nhận định rằng “không giống với bất kỳ động vật có túi nào từng tồn tại”.

Australia cổ đại là nhà của các loài động vật có túi khổng lồ - 2
Tương quan cân nặng và chiều cao của loài Palorchestids và con người (Ảnh: H Richards)

Loài Palorchestids cùng họ Diprotodontidae (họ tuyệt chủng của loài thú có túi lớn) và tuyệt chủng ở một thời điểm nào đó trong kỷ địa chất Late Pleistocene, có thể do sự ảnh hưởng của hoạt động con người và biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, đặc điểm chính xác về loại động vật cổ đại vẫn còn là một điều bí ẩn do số lượng xương được tìm thấy rất ít. Điều mà chúng ta chắc chắn biết được về loài này là chúng tuyệt chủng trước các động vật lớn khác, theo nhà nghiên cứu Hazel Richards, trường Đại học Monash.

“Mặc dù chúng được tìm thấy ở khắp Australia nhưng có thể quy mô số lượng khá nhỏ và phân bố rải rác. Và có khả năng loài này không di chuyển theo bầy đàn hay số lượng lớn”

Qua nghiên cứu, các khoa học cũng phát hiện ra rằng: khi tiến hóa, loài Palorchestids càng trở nên lớn hơn và kỳ lạ hơn. Chúng thay đổi về kích cỡ, “lớn hơn những gì ta tưởng, có loài nặng tới hơn 1,000 kg” các nhà nghiên cứu chia sẻ.

“Ở đây, chúng tôi sử dụng phương pháp, đó là: sử dụng chu vi của xương, từ đó cho biết về trọng lượng bị gánh lên trên 4 chân”, Richards nói thêm.

“Con số mà chúng tôi có được lớn hơn nhiều so với ước lượng ban đầu, vì vậy, loài này trở thành một trong số những động vật có túi lớn nhất ở Australia”.

Điều khiến chúng trở nên kỳ dị đó là sự kết hợp của những nét đặc điểm: “Chúng có phần mặt rất dài và nhọn, cùng với đôi mắt cực kỳ nhỏ, lười thò ra, có chút gì đó giống với hươu cao cổ và nổi rõ cơ bắp ở phần trước cơ thể, móng to”, ngài Richards chia sẻ thêm.

Với bộ móng như vậy, sẽ gây khó khăn trong việc đào bới “giống như là đang cố đào bới bằng dao nấu ăn vậy”, trong khi đó, phần khủyu của chúng khổng thể uốn gập hay duỗi thẳng được, “thật sự là một điều chưa từng được nghe đến ở các loài động vật có vú khác từng tồn tại”.

Richards chia sẻ nghiên cứu trong tương lai sẽ hướng tới xác định tại sao chúng có hình dạng như thế “kế hoạch bây giờ là tập trung tiến hành phân tích trên mặt cơ sinh học để biết được những sự thay đổi ở loài vật này để làm gì?”, đồng thời tìm lời giải đáp cho câu hỏi “thức ăn loài này là gì và tại sao chúng lại khác biệt so với các động vật khác như vậy”.

Tống Trần Hiến

Theo The Guardian