ADN cư dân Kỷ Băng hà lí giải sự kế thừa hệ gen Neanderthal

(Dân trí) - Thông qua việc nghiên cứu về hóa thạch của những chủng người sống vào thời Kỷ Băng hà, chúng ta có thể biết thêm về mối quan hệ của mình với những chủng người cổ đại.

ADN cư dân Kỷ Băng hà lí giải sự  kế  thừa hệ gen Neanderthal - 1

Các nghiên cứu về ADN của những người sống ở thời Kỷ Băng hà cuối cùng, hoặc ngay sau đó, đang giúp chúng ta hiểu được nguồn gốc của những nhóm quần cư hiện đại, và mối quan hệ của chúng ta với những cư dân cổ đại.

Một bài viết đăng trên tờ Trends in Genetics, cho biết khoảng 40.000 năm trước, châu Âu và Siberia là nơi sinh sống của ít nhất là hai nhóm người mà hiện nay không còn dấu vết di truyền nào ở các nhóm dân cư hiện đại. Tuy nhiên, họ có thể giúp chúng ta hiểu được mối quan hệ của chúng ta với người Neanderthal.

Thời kì 45-35.000 năm trước được biết đến, có chút mâu thuẫn, như “Thế giới hiện đại cổ điển A” (AMA) trong ngành nhân loại học. Các hóa thạch từ niên đại này rất hiếm, đặc biệt những hóa thạch mà chúng ta có thể chiết xuất ADN.

Hai mẫu hóa thạch như vậy gồm Kostenki 14 từ phía tây Siberia và Goyet Q116-1 ở Bỉ, có những kí hiệu di truyền cho thấy chúng có mối quan hệ mật thiết với những người Châu Âu hiện đại, hơn là những quần thể dân cư ở Ấn Độ hay Trung Quốc. Mẫu hóa thạch thứ ba, được gọi là cá thể Tianyuan, được tìm thấy gần Bắc Kinh, có bộ gen giống với cư dân Đông Á hiện đại. Kết hợp lại, những phát hiện này đã xác định sự khác biệt di truyền giữa những nhóm cư dân của châu Âu và Đông Á từ 40.000 năm trước.


Vị trí những nhóm người hiện đại 35-45.000 năm trước có thể là tổ tiên của chúng ta, và những khu vực được cho là nơi sinh sống của họ - Ảnh từ tạp chí Trends in Genetics.

Vị trí những nhóm người hiện đại 35-45.000 năm trước có thể là tổ tiên của chúng ta, và những khu vực được cho là nơi sinh sống của họ - Ảnh từ tạp chí Trends in Genetics.

Tuy nhiên, nhóm người xuất hiện sớm nhất, Ust'-Ishim từ Trung Siberia, và Oase 1 từ Romania, không có quan hệ gần gũi về mặt di truyền với những cư dân hiện đại ở các khu vực này hơn những vùng khác của lục địa Á-Âu. Trong bài báo viết về hai phát hiện này, tiến sĩ Melinda Yang và Giáo sư Qiaomei Fu của Viện Khoa học Trung Quốc cho rằng “Ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh rằng các quần thể dân cư ở lục địa Á-Âu thời kỳ AMA không đóng góp đáng kể vào sự hình thành những quần thể dân cư hiện đại”.

Chúng ta chỉ có thể đoán đã có chuyện gì xảy ra với những quần thể này, nhưng việc phát hiện hai nhóm đại diện này cho thấy có vẻ như có những nhóm dân cư khác không thể sống sót trong Kỉ Băng hà.

Quan trọng là, những phát hiện này có niên đại từ thời người Neanderthal vẫn còn sống. Giống như những người Á-Âu hiện đại, người Ust’-Ishim rõ ràng mang ADN của người Neanderthal. Những chuỗi di truyền này ít bị phân tán qua hệ di truyền hơn của chúng ta, cho thấy dấu hiệu của việc lai tạo gần đây hơn.

Điều này giúp thu hẹp khoảng thời gian của việc lai quan trọng nhất giữa người Homo Sapiens hiện đại và người Neanderthal vào 95-105.000 năm trước. Mặt khác, người Oase 1 dường như chỉ cách một trường hợp giao phối cận huyết riêng biệt 4-6 thế hệ, trường hợp có rất ít hoặc không có ảnh hưởng gì đến bộ gen của loài người hiện nay.

So sánh giữa năm chủng người này cho thấy các cá nhân Goyet và Tianyuan, trong khi đều có mối liên hệ di truyền với những quần thể cư dân hiện đại ở khu vực họ sinh sống, cũng có nhiều điểm chung với nhau hơn dự đoán. Như vậy, dù thời đó con người chỉ di chuyển bằng chân, nhưng đã có dòng gen di truyền giữa cư dân Châu Âu và cuối phía đông Châu Á – điều này đã tăng lên đáng kể hàng nghìn năm sau khi thuần hóa được loài ngựa.

Lộc Xuân (Theo IFLScience)