Vinschool giúp trẻ bộc lộ sở thích và tiềm năng của mình

(Dân trí)-Vinschool áp dụng các phương pháp giúp học sinh chủ động trong việc học tập, được trình bày ý kiến, được làm việc theo nhóm, thực hành theo dự án, được dùng hội họa, âm nhạc để thể hiện tư duy…- các phương pháp này giúp học sinh bộc lộ sở thích và tiềm năng của mình.

Đó là khẳng định của NGƯT.GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Thành viên Hội đồng giáo dục Vinschool trong buổi tư vấn chiều nay với chủ đề: “Đổi mới cách dạy và học nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh”.

NGƯT.GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc cũng nói thêm: “Theo quan điểm của tôi, việc học tập cũng cần có một chút áp lực và nên hiểu áp lực ở đây là áp lực tích cực, là chất xúc tác giúp học tốt hơn. Vấn đề ở đây là làm sao để học sinh cảm thấy học tập là niềm vui, mỗi kỳ thi là một thách thức mà khi mình vượt qua được sẽ rất tự hào”.

Được biết, buổi tư vấn là một hoạt động trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế về “Chuyển đổi mô hình giáo dục thế kỉ 21” do Hệ thống giáo dục Vinschool tổ chức ngày 15/4/2014 tại Hà Nội.
 
Quang cảnh buổi tư vấn: “Đổi mới cách dạy và học nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh”
Quang cảnh buổi tư vấn: “Đổi mới cách dạy và học nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh”.

 

Khách mời của buổi tư vấn là các giáo sư, chuyên gia uy tín Việt Nam và thế giới như: GS.TS Dennis Shirley - Chủ nhiệm Khoa Sư phạm, Đại học Boston, Massachusetts, Mỹ; GS Lars Anderson - Giám đốc Âm nhạc Trường Malme, Stockholm, Thụy Điển; GS.TS Yosida Kazuhiro - Giám đốc viện Hợp tác Quốc tế Giáo dục, Hirosima, Nhật Bản; GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc - thành viên Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa thuộc Bộ GD-ĐT, thành viên Hội đồng giáo dục - Hệ thống giáo dục Vinschool.
 
GS.TS Dennis Shirley - Chủ nhiệm Khoa Sư phạm, Đại học Boston, Massachusetts, Mỹ.
GS.TS Dennis Shirley - Chủ nhiệm Khoa Sư phạm, Đại học Boston, Massachusetts, Mỹ.
 
GS Lars Anderson - Giám đốc Âm nhạc Trường Malme, Stockholm, Thụy Điển.
GS Lars Anderson - Giám đốc Âm nhạc Trường Malme, Stockholm, Thụy Điển.
 
GS.TS Yosida Kazuhiro - Giám đốc viện Hợp tác Quốc tế Giáo dục, Hirosima, Nhật Bản
GS.TS Yosida Kazuhiro - Giám đốc viện Hợp tác Quốc tế Giáo dục, Hirosima, Nhật Bản.
 
Tư vấn: “Đổi mới cách dạy và học nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh”
GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc - thành viên Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa thuộc Bộ GD-ĐT, thành viên Hội đồng giáo dục - Hệ thống giáo dục Vinschool.

Độc giả theo dõi buổi tư vấn tại đây

Tại buổi tư vấn, các vị khách mời chia sẻ với phụ huynh, giáo viên và học sinh những quan điểm về “Đổi mới cách dạy và học nhằm nâng cao năng lực học tập”. Với kinh nghiệm từ góc nhìn chuyên môn, các khách mời tư vấn và giải đáp cho độc giả những vấn đề hiện đang là quan tâm hàng đầu của xã hội như: Làm thế nào để học sinh có thể học tập hiệu quả hơn; Cha mẹ có thể làm gì để hỗ trợ và hướng dẫn con học tập tốt; Các phương pháp mới cho giáo viên để kích thích khả năng sáng tạo, tư duy của học sinh...

 
Tại buổi tư vấn, các chuyên gia giáo dục uy tín của Việt
Tại buổi tư vấn, các chuyên gia giáo dục uy tín của Việt Nam và thế giới đã giải đáp băn khoăn của các bậc phụ huynh về đổi mới cách dạy và học nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh.

 

Đặc biệt, các khách mời quốc tế đến từ các nước có nền giáo dục phát triển đem đến buổi tư vấn những bài học kinh nghiệm, những phương pháp giảng dạy tiên tiến đang được áp dụng thành công và hiệu quả trên thế giới.

 

Buổi tư vấn này là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội thảo Quốc tế về “Chuyển đổi mô hình giáo dục thế kỉ 21” do Hệ thống giáo dục Vinschool (Hệ thống trường liên cấp từ bậc Mầm non tới hết THPT, trực thuộc Tập đoàn Vingroup) tổ chức ngày 15/4, tại khách sạn Hilton Hà Nội.

 

Với chủ đề đa dạng và kinh nghiệm đổi mới giáo dục từ các nước phát triển, hội thảo “Chuyển đổi mô hình giáo dục thế kỉ 21” là nơi gặp gỡ giữa các chuyên gia giáo dục hàng đầu tại Việt Nam và quốc tế; giữa các nhà quản lý và giáo viên; giữa phụ huynh và nhà trường… để cùng thảo luận về những vấn đề thực tiễn trong đổi mới giáo dục.
 
Độc giả theo dõi buổi tư vấn tại đây

 

Các giáo sư tham gia buổi tư vấn

 

GS. Dennis Shirley là Chủ nhiệm Khoa Sư phạm, Đại học Boston, Mỹ. Ông hiện là Chủ tịch SIG về đổi mới giáo dục của Hiệp hội Nghiên cứu Giáo dục Mỹ. Ông đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu toàn diện về đào tạo giáo viên và là diễn giả chuyên sâu về chủ đề xu hướng giáo dục hiện đại trong nhiều hội thảo quốc tế uy tín.

 

GS.TS Yosida Kazuhiro là Giám đốc viện Hợp tác Quốc tế Giáo dục, Đại học Hiroshima, Nhật Bản. Ông là tác giả của nhiều nghiên cứu về vấn đề phát triển kĩ năng thông qua giáo dục và hợp tác quốc tế trong giáo dục. Những quan điểm của ông về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã tạo cơ sở lý luận cho nhiều nghiên cứu được công nhận bởi giới chuyên môn.

 

GS. Lars Andersson là Giám đốc Giáo dục của Học viện Âm nhạc Malmoe, Đại học Lund, Thụy Điển. Ông đã soạn thảo nhiều giáo trình dạy học và đào tạo giáo viên, và có nhiều nghiên cứu về vai trò, ảnh hưởng của Nghệ thuật tới phát triển toàn diện, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh.

 

NGƯT.GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc thành viên Ban soạn thảo - Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015 thuộc Bộ GD-ĐT, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo - Trường Đại học Giáo dục, ủy viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo - ĐH Quốc gia Hà Nội và hiện là thành viên Hội đồng giáo dục - Hệ thống giáo dục Vinschool. GS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã trực tiếp tham gia vào quá trình đổi mới giáo dục Việt Nam với nhiều vai trò quan trọng và là một trong những chuyên gia về đổi mới giáo dục.