Vào đại học chỉ là khởi đầu của thành công

Chuyện trúng tuyển và không trúng tuyển ĐH đang là vấn đề nóng của thời gian gần đây. Trên mạng, có rất nhiều bạn trẻ tỏ ra buồn khổ, dằn vặt, sụp đổ khi làm bài không tốt trong kỳ thi. Nhưng có nhất thiết muốn thành công là phải học ĐH?

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với diễn giả Trần Đăng Khoa – Chủ tịch Công ty TGM (đơn vị quản lý các khóa học Tôi Tài Giỏi – Bạn Cũng thế).

Chào anh, vào những ngày cuối của kì thi Đại học, Cao đẳng 2012 này, anh có thể chia sẻ suy nghĩ chủ quan của anh về đợt tuyển sinh năm nay? 

Đợt tuyển sinh đại học năm nay mặc dù có đến 1,3 triệu hồ sơ đăng ký dự thi nhưng vẫn là giảm khoảng 8% so với năm ngoái. Tuy nhiên, ngay cả với con số giảm này, cánh cửa vào đại học cũng vẫn là một cánh cửa hẹp đối với các đa số thí sinh khi chỉ có chỗ cho khoảng 25% có thể vào được các trường đại học. Đó là chưa kể việc mặc dù cũng vào đại học nhưng không phải thí sinh nào cũng vào được trường mình mong muốn.

Thực trạng này làm tôi thật sự băn khoăn đến việc liệu chúng ta có quá kì vọng việc vào đại học sẽ mang đến thành công hay không. Trong khi thành công không được quyết định bằng việc vào được đại học mà phụ thuộc vào việc một sinh viên bước ra khỏi trường như thế nào. Nhất là việc “vào đại học học đại” những ngành mình không thật sự thích.

Diễn giả Trần Đăng Khoa trong một buổi diễn thuyết
Diễn giả Trần Đăng Khoa trong một buổi diễn thuyết

Theo anh, tại sao để thành công thì người ta lại nghĩ đến chuyện học đại học trước? 

Tôi nghĩ đó là do tâm lý còn để lại từ thời trước, muốn vươn lên thì phải đỗ đạt làm quan vẫn còn ít nhiều trong cách nghĩ của người Việt chúng ta. Thêm vào đó là việc nhiều cơ quan nhà nước vẫn dựa vào bằng cấp để đề bạt các vị trí.

Tuy nhiên, một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh rằng, việc được vào đại học chỉ là một yếu tố trong số những yếu tố góp phần vào thành công cả, nó tạo ra cho tân sinh viên một cơ hội rèn luyện mình. Thực tế, có những sinh viên vào đại học rồi theo không nổi lại đâm ra chán nản, bỏ học, vừa lãng phí tài sản gia đình, vừa lãng phí thời gian của bản thân.

Thành công muôn đời vẫn vậy, không phải bắt đầu từ việc một người có vào đại học hay không mà bắt nguồn từ việc một người có chịu học hay không và học những gì.

Tôi luôn tin rằng, có những người không cầm bằng này cấp nọ nhưng họ vẫn thành công, nhưng sẽ không bao giờ có những người không học mà có thể thành công được. Những người họ không có bằng cấp thì để thành công, họ phải học ở trường đời.

Vào đại học chỉ là khởi đầu của thành công
Vào đại học chỉ là khởi đầu của thành công

Rớt đại học là chuyện "động trời" với thí sinh, họ phải chịu sức ép bản thân, gia đình, xã hội, bạn bè. Anh có lời khuyên, kinh nghiệm nào thiết thực để giúp các bạn?

Một chút sức ép luôn là một nguồn động lực tốt, nhưng quá nhiều sức ép thì lại gây ra những căng thẳng không cần thiết và trong nhiều trường hợp, dẫn đến thất bại. Bên cạnh đó, sức ép từ bên trong (tự mình gây cho mình một chút áp lực để quyết tâm hơn) cũng tốt hơn sức ép từ bên ngoài.

Cho nên, nếu tôi nằm trong vai trò của một thí sinh, tôi thường chọn cách tự tạo cho mình vừa đủ sức ép, cũng như giải thích và nhờ gia đình giảm bớt sức ép lên tôi. Như vậy, tôi vẫn sẽ có đủ động lực để quyết tâm thi lại vào năm sau, mà vẫn không phải quá căng thẳng.

Một cách nhìn khác là việc thi trượt đại học chỉ là một vấp ngã nho nhỏ chứ không phải là dấu chấm hết. Cuộc sống còn nhiều thử thách to lớn hơn nhiều. Cho nên, hãy coi nó như một cơ hội để rèn luyện bản thân mình. Nói cho cùng, vào đại học chủ yếu là có môi trường để rèn luyện khả năng tư duy và các kỹ năng, còn kiến thức mà so với thực tế thì ở mức cơ bản. Cho nên, nếu không rèn luyện được ngay như là một sinh viên đại học, thì chúng ta vẫn có thể rèn luyện bản thân mình trong chính những ngày tháng luyện thi đại học.

Được biết, khóa học “Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế!” rất thành công khi có nhiều học viên tự thành lập và quay trở về Câu Lạc Bộ Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! để nói những câu chuyện về cuộc sống mình thay đổi như thế nào sau khóa học. Hiện nay, ngoài khóa học Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! ra, còn có khóa học nào thiết thực về tâm lý hơn để giúp các bạn chưa là sinh viên năm nay không ạ?

Đối với các bạn đã là sinh viên thì TGM chúng tôi có khóa học Sống Và Khát Vọng dành cho sinh viên. Một khóa học mà tôi tin rằng sẽ mang lại những giá trị hết sức to lớn cho các bạn sinh viên, giúp các bạn không chỉ vượt qua những thử thách và cám dỗ của cuộc sống sinh viên, mà còn chuẩn bị hành trang tốt cho tương lai sự nghiệp.

Đối với các bạn chưa là sinh viên năm nay thì khóa học Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! vẫn là lựa chọn tốt nhất ở TGM để giúp các bạn có thêm quyết tâm động lực chiến đấu vì mục tiêu của mình, cũng như là có thêm những phương pháp học tập tiến tiến để là những vũ khí mới hỗ trợ các bạn chinh phục cánh cửa vào đại học trong trận chiến năm sau.

Các bạn trẻ tham gia các khóa học để vượt qua thử thách
Các bạn trẻ tham gia các khóa học để vượt qua thử thách

Các khóa học cho bạn trẻ làm chủ bản thân

Chuỗi chương trình đào tạo Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! dành cho học sinh THPT từ 16 – 18 tuổi được thiết kế dựa trên những nền tảng của khóa học I Am Gifted của tập đoàn Adam Khoo Learning Technology Group (Singapore) kết hợp với Mô hình đào tạo và phát triển bản thân của TGM Corporation để giúp học viên trang bị hành trang cần thiết cho tương lai một cách đầy đủ và toàn diện. Các khóa học gồm: Tôi Tài Giỏi – Bạn Cũng Thế (1), Tôi Tài Giỏi – Bạn Cũng Thế (2), Tôi Tài Giỏi – Bạn Cũng Thế (Đồng hành).

Các khóa học dành cho học sinh THCS gồm: Khơi dậy giá trị  - Phát huy tiềm năng, Khẳng định bản thân – Vững tin tiếp bước, Chia sẻ giá trị - Lan tỏa yêu thương.