Tỷ lệ chọi có quyết định điểm chuẩn?

(Dân trí) - Cứ đến mùa tuyển sinh thí sinh lại tìm kiếm thông tin tỷ lệ chọi của các trường ĐH, CĐ các năm trước đây để từ đó quyết định nên chọn trường nào. Đây cũng là nguyên nhân mà số lượng hồ sơ “ảo” tăng vọt trong nhưng năm gần đây.

Lâu nay tỷ lệ chọi được hiểu như thế nào?

 

Theo nguyên tắc toán học đơn giản thì tỷ lệ chọi chính là tỷ số giữa số lượng hồ sơ nộp vào trường và chỉ tiêu tuyển sinh của trường đó xét tuyển.

 

Cũng theo sự logic này nhiều thí sinh cho rằng  trường nào có tỷ lệ “chọi” thấp thì khả năng điểm chuẩn trường đó là không cao.

 

Chính vì những điều này mà cứ đến mùa tuyển sinh lại xuất  hiện cụm từ “hồ sơ ảo” do nguyên nhân duy nhất là nhiều thí sinh đã quyết định nộp một lúc 5-7 bộ hồ sơ để khi có kết quả thống kê từ phía Bộ GD-ĐT về tỷ lệ “chọi” rồi sau đó sẽ chọn một trường “ngon ăn” nhất đề dự thi.

 

Thí sinh đang bị đánh lừa

 

Về nguyên tắc khái niệm tỷ lệ “chọi” hoàn toàn đúng nhưng sự so sánh giữa tỷ lệ “chọi” và điểm chuẩn là hoàn toàn sai lầm.

 

Thực tế những mùa tuyển sinh trước đây nhiều trường có tỷ lệ “chọi” cao ngất ngưởng nhưng điểm chuẩn vào trường lại không qúa cao như ĐH Nông Nghiệp Hà Nội, Đại học Thái Nguyên... Trong khi đó các trường có tỷ lệ “chọi” thấp “lè tè” như ĐH Bách Khoa Hà Nội, Xây Dựng... thì không phải ai cũng có khả năng bước chân vào những giảng đường “ngon ăn” này.

 

Có một nghịch lý mà năm 2006 cho thấy, trường nào có tỷ lệ “chọi” ban đầu cao thì đến ngày thi “hồ sơ ảo” lại tăng đột biến nghĩa là số lượng bỏ thi nhiều với lo ngại “chọi” nhiều thì khó đỗ chính vì điều này tỷ lệ “chọi” khi thi của các trường này lại thấp đi trông thấy.

 

Ngược lại, những trường có tỷ lệ “thấp” thì số lượng “hồ sơ ảo” lại không đáng kể chính lẽ đó mà mặt bằng điểm chuẩn các trường này vẫn cao.

 

Rõ ràng thí sinh đang bị đánh lừa chính bài toán tỷ lệ “chọi” nên đã bỏ đi những cơ hội của mình như trường “khó” lại thành “dễ”.

 

Nên hiểu tỷ lệ “chọi” như thế nào?

 

Cách hiểu tỷ lệ “chọi” hiện nay chỉ nên là thông tin tham khảo để tạo cảm giác “tự tin” cho thí sinh khi tham dự kì thi.

 

Nếu hiểu một cách sâu về tỉ lệ chọi thì việc thí sinh có đỗ vào trường đó hay không phụ thuộc chính vào sự “chiến đấu” giữa bản thân thí sinh đó với tổng số hồ sơ đăng kí trừ mức chỉ tiêu trường đó xét tuyển.

 

Cụ thể: Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội tuyển 3.500 chi tiêu, tổng số hồ sơ đăng kí dự thi là 10.000 thí  thì thí sinh phải “chọi” với 6.500 thí sinh khác thì mới có cơ hội trúng tuyển vào trường.

 

Như vậy điểm chuẩn và tỷ lệ “chọi” hiểu theo nghĩa thông thường hoàn toàn không móc nối với nhau mà khâu quyết định điểm chuẩn cao hay thấp chính là mặt bằng chất lượng thí sinh thi vào trường.

 

Để chọn được trường vừa sức mà không bị con số tỷ lệ “chọi” đánh lừa thí sinh nên làm theo trình tự hướng dẫn tại đây.

 

Nguyễn Hùng