Từ chuyện lớp trưởng ở Đức, nghĩ về Việt Nam…

(Dân trí) - Đọc bài viết của anh Trần Đình Ngân, độc giả trầm trồ về cách giáo dục trẻ nhỏ của người Đức, để rồi không khỏi liên tưởng đến cách giáo dục hiện nay ở Việt Nam…

Ngay sau khi bài viết Chuyện “lớp trưởng” của con trẻ ở nước Đức được đăng tải trên báo Dân trí, hàng loạt độc giả tới tấp gửi bình luận cảm ơn tác giả Trần Đình Nhân đồng thời cũng bày tỏ mong muốn giá như học sinh Việt Nam có thể được giáo dục theo phương pháp trong câu chuyện.
 
Bài viết rất bổ ích
 
Từ một bài viết được cho là có cách đây hơn 3 năm, nhưng lại xuất hiện gần đây trên một số diễn đàn, song dường như sức sống của vấn đề vẫn còn rất tươi mới. Chính bởi vậy, nội dung đã khiến hàng trăm comment của độc giả gửi tới Dân trí đều bày tỏ sự thích thú và ngợi khen giá trị của nội dung. “Bài viết của anh phải được gửi đến những người có quyết định cao nhất trong ngành giáo dục. Để thay đổi nếp sống, thói quen, tư duy của cả một nền văn hoá không dễ chút nào. Đúng là công bằng - dân chủ - văn minh Mỹ! Ngay ở trường con gái tôi học có rất nhiều bố mẹ lúc nào cũng muốn con mình được làm "lớp trưởng". Cũng có lớp cô giáo cho rất nhiều bạn được làm lãnh đạo: lớp trưởng học tập, lớp trưởng ân cần, lớp trưởng chăm ngoan, lớp trưởng thân thiện...như thi hoa hậu, với rất nhiều nick name ngộ nghĩnh mà các bạn rất hứng thú”, độc giả Nguyen Cao Dung, email: jennynuen@... vừa gửi tới báo lời nhắn nhủ rất chân thành như vậy.
 
Để có được một sự đồng cảm đối với bạn đọc vốn là điều không hề dễ dàng, nhưng bài viết đã nhân lên giá trị bởi tính sinh động và sự thừa nhận từ ý kiến độc giả lại càng quý giá, hàng loạt ý kiến như:  “Bài viết rất hay”, độc giả Nguyễn Thảo, email:  thaoduongnguyen@yahoo.com.vn; “Bài viết rất hay, rất bổ ích. Cảm ơn tác giả” - độc giả Tu Khanh Linh, email:  tukhanhlinh74@gmail.com; “Bài viết rất hay, rất bổ ích cho ý thức giáo dục trẻ nhỏ.”, độc giả Anh Thu, email:  ttat.bk@gmail.com... đã chứng minh được sức thuyết phục từ cách đưa ra vấn đề của anh Trần Đình Ngân.

Cùng nói về sự thán phục, độc giả Nguyễn Dần, email: tiger.nguyen8604@gmail.com nhận xét: “Bài viết rất bổ ích. Mình đã từng đọc quyển sách "Đào ở xứ người" của một nhà văn cựu quân nhân viết về cuộc sống ở nước Đức trước và sau khi thống nhất. Mình rất khâm phục về nền giáo dục của họ. Hôm nay mình lại có cơ hội để hiểu thêm. Cảm ơn tác giả.”

“Đúng là ước gì tất cả mọi người cùng đọc được và suy ngẫm ...” - Người gửi:  Hằng Nguyễn, email:  nhuquynh_mainguyen@yahoo.com.vn   

 

 

“Thật bổ ích khi được đọc bài viết của anh. Bài viết cho tôi một tư duy mở thêm nhiều! Tôi có thêm nhiều kiến thức để giáo dục con mình.” - độc giả Trần Trung Thế, email:  trantrungthe.ds9b@gmail.com 

“Bài viết quá hay, xin cảm ơn tác giả. Đây thật sự là kiến thức bổ ích cho phụ huynh trong việc giáo dục con em.” - độc giả hoathuy, email:  hoahongpy2003@yahoo.com 

“Tôi chỉ ước rằng ai cũng được đọc bài viết hay và bổ ích như thế này, để tất cả mọi người có thể tự suy ngẫm về nền giáo dục hiện tại của Việt Nam.” email  planet_vn@yahoo.com 
Từ một câu chuyện nhỏ nhưng đã nhân lên một ý thức mới, đó chính là tiếng nói từ độc giả bày tỏ để cho những người làm giáo dục lưu ý, vì thế trong phản hồi của mình độc giả Huỳnh Anh Khôi có viết: "Tôi đã đọc bài của Anh Ngân, đọc một số ý kiến. Riêng tôi, một người " thoát nạn" tạm thời, vì con tôi đã học xong đại học, chỉ mong người có tâm huyết, người có trách nhiệm, người có thẩm quyền quyết định, người có đủ quyền lực để quyết định, nói chung là người có tâm huyết, thật sự mong muốn giáo dục VN phát triển thật sự, đọc được bài viết này, nghiên cứu nghiêm túc các phương pháp, nội dung giáo dục khoa học, phù hợp các cấp học để sớm đưa vào áp dụng. Trễ còn hơn không!". Cùng chung ý kiến với anh là của độc giả Khanhdd, email: khanhddk@yahoo.com Phạm Văn Cường, email: cuongbkav1989@gmail.com với các thông điệp: “Một bài viết đầy ý nghĩa đối cho giáo dục phổ thông Việt Nam. Cám ơn tác giả!”; “Mình thấy hay. Xin những người có trách nhiệm hãy xem lại phương pháp giáo dục của chúng ta. Tôi thấy còn nhiều bất cập quá.”.
 

“Tôi cũng sẽ thử áp dụng”

 
Kết ý trong bài viết, anh Trần Đình Ngân có đoạn viết: "Phải chăng chính nền giáo dục của họ ngay từ lớp 1, lớp 2 đã làm lớn dần lên những Merkel, Obama, Bush, Clinton, Schröder... cho đất nước? Lớp 7B của con gái tôi, liệu mai này có ra đời những thủ lĩnh chân chính từ Klassenspecher?". Dường như là những bậc làm cha làm mẹ cũng có thể cảm nhận được trong câu chuyện nhỏ là cách giáo dục cho con trẻ không chỉ ý thức về bản thân mà còn là ý thức về một xã hội rộng lớn hơn mà mai này tương lai của con là ở đó. Sự sâu sắc của câu chuyện đã khiến độc giả Tình Phạm email: tinhpham88@gmail.com chia sẻ: “Tôi sẽ ghi nhớ bài viết này để dạy cho con tôi sau này.”. “Tôi rất tâm đắc với bài viết này, xin cám ơn anh, tôi cũng sẽ thử áp dụng ở lớp học của tôi, chân thành cám ơn anh một lần nữa” - độc giả Tue Anh, email: Smvcd83@yahoo.co.uk .
 
“Tôi rất thích câu chuyện của anh, tôi sẽ lấy làm kinh nghiệm dạy dỗ con cháu mình.” -  độc giả nguyenhue80@gmail.com 

 “Ồ, tôi chưa bao giờ nghĩ tới chuyện này. Thật là hay, cách giáo dục của người nước ngoài, làm cho chúng ta phải suy nghĩ và hành động ngay.” - độc giả Minh Dung, email:  minhdungtran82@gmail.com 

“Đọc xong bài của anh tôi rất xúc động. Và có một cách nhìn mới về cách giáo dục con cái, cảm ơn anh đã chia sẻ vì tôi cũng có một cháu gái đang học lớp bốn và làm lớp trưởng từ năm mẫu giáo.” - độc giả Trần Đăng Tuấn, email:  Tuansudico@gmail.com 

“Tôi thật tâm đắc bài viết này. Con tôi mới học lớp mẫu giáo lớn 5 tuổi mà lúc nào cũng muốn mình là đội trưởng rồi. Tôi sẽ lấy bài viết này của anh để dạy dỗ con mình.” - độc giả L.T.Thao, email:  ltthao80@gmail.com 

Đọc chuyện trẻ con lại nghĩ chuyện người lớn...

Ngẫm từ xa để thấy cái gần, độc giả Tạ Lan Hương, email: huongtl121009@gmail.com thẳng thắn: “Tôi thấy bài chia sẻ của tác giả rất có ích, bố mẹ Việt Nam ủng hộ nhiệt tình nhưng vẫn còn tâm lý, con mình phải được làm lớp trưởng, được cô giáo quan tâm. Theo tôi, chờ cải cách của nhà nước, khai thông tư tưởng của hệ thống giáo dục Việt Nam thì không có tia hi vọng, phải chăng mọi người chung tay, cho tất cả phục huynh lớp con em mình đọc bài viết, thảo luận và tự thống nhất là không có lớp trưởng, tự khắc nhà trường, giáo viên chủ nhiệm sẽ phải thay đổi tư duy, cách nhìn. Nhưng quan trọng vẫn là ở chính các bố các mẹ đừng thích con mình được nhiều hơn các bạn thì mới được”.
 
Và câu hỏi tại sao không cải cách giáo dục cho gần với các nước hiện đại mà vẫn giữ được nét Việt là câu hỏi của độc giả Thanhthuy nguyễn, email: nguyenthanhthuyhq@gmail.com. “Ước gì trong tương lai rất gần, con cái chúng ta được hưởng một nền giáo dục như thế. Hàng năm đều cải cách giáo dục, tại sao không cải cách cho gần với các nước hiện đại mà vẫn giữ được nét Việt.”. “Cám ơn tác giả. bài viết hay ý nghĩa cho nền giáo dục. Làm gì để con mình học được cách giáo dục này ở Việt Nam đây các bạn” - độc giả Thích, email:  thich@gmail.com 

“Rất cám ơn anh về bài viết này. Cũng rất mong những người được giao nhiệm vụ và trách nhiệm giáo dục suy nghĩ thêm và có sự thay đổi tích cực hơn”. - độc giả Thuy, email:  Thuyvca@yahoo.com 

 “Mình thấy hay. Xin những người có trách nhiệm hãy xem lại phương pháp giáo dục của chúng ta. Tôi thấy còn nhiều bất cập quá.” - độc giả Phạm Văn Cường, email:  cuongbkav1989@gmail.com 

“Bài viết rất hay, nhưng việc áp dụng hay không lại là cả một vấn đề. Không biết có nhà giáo nào áp dụng hay không?” - độc giả Quach Hanh, email:  hanhqh.pn@gmail.com 
 
Dù chỉ là một câu chuyện nhỏ - nhưng nói như độc giả Dũng; Email: nuingoi@yahoo. com.vn thì lại không nhỏ, bởi: “Đọc chuyện trẻ con lại nghĩ chuyện người lớn : Quy hoạch cán bộ. Trong số hàng ngàn, hàng vạn cán bộ chỉ có một số rất ít được quy hoạch lên chức nọ chức kia. Mấy người được quy hoạch thì phấn khởi vui vẻ ra mặt, phấn đấu miệt mài. Số đông còn lại thì không vui và làm việc cầm chừng vì "Ngày mai không phải là của mình ". Như vậy quy hoạch cán bộ có mặt tích cực nào đó song cũng có mặt trái không nhỏ: người vui thì rất ít kẻ buồn thì rất đông. Lại thêm: trong số mấy người được quy hoạch, số thì giữ mình chờ thời, chẳng dám làm gì; Số thì tự coi mình có lợi thế, coi người khác chẳng ra gì. Do đó, Mọi người phải được coi trọng và có cơ hội ngang nhau thì mọi người mới cùng phấn đấu. Nếu không thì quy hoạch là kìm hãm tính tích cực của đa số người khác”. Đó cũng là thêm thông điệp để ngẫm chuyện lớn hơn rất nhiều - từ câu chuyện tưởng là nhỏ...
 
 

“Tôi cũng có một chuyện muốn kể với các bạn về giáo dục trẻ ở các nước phát triển. Cô tôi lấy chồng người Nhật và có một người con trai. Năm ấy hai mẹ con về Việt Nam chơi, lúc đó em họ tôi mới học lớp 6. Trong lúc ăn cơm mọi người thấy em không thích ăn lắm mà vẫn cố ăn liền nói rằng nếu không thích thì đừng ăn nữa. Và câu trả lời làm tất cả mọi người đều rất ngạc nhiên: con phải ăn hết thức ăn, không thể lãng phí được vì ở các nước khác, số trẻ em vẫn bị thiếu ăn. Một đứa trẻ nhỏ mà đã có câu nói rất hiểu biết như vậy mới thấy nền giáo dục của họ thật tuyệt vời. Không những vậy, em tôi còn rất ngoan, nghe lời mẹ, tính kỷ luật rất cao. Hè về Việt Nam chơi mà vẫn mang bài vở từ Nhật qua làm.” - Email: huongnv@gmail.com 

 
 
PV (tổng hợp)
Dòng sự kiện: Cải cách giáo dục