Trường Sa, Hoàng Sa vào đề Văn, thí sinh hào hứng vì làm được bài

(Dân trí) - Buổi thi Ngữ văn sáng nay, nhiều thí sinh ra về với tâm trạng thích thú bởi đề thi Văn có hình ảnh người lính đảo Trường Sa, Hoàng Sa đã “thổi nóng” đề thi. Nhiều giáo viên nhận định: Đề có khả năng phân hóa cao, đáp ứng đúng được mục đích đề ra cho kỳ thi THPT quốc gia 2015.

Sáng nay, nhiều thí sinh ở điểm thi ĐH Bách Khoa (Hà Nội) đều tỏ ra thích thú với đề thi Văn năm nay.

Em Hoàng Mỹ Linh cho biết: Bố cục và nội dung của đề rất hợp lý, vừa sức và có yếu tố thời sự trong mỗi câu. Nhìn chung đề thi nhẹ nhàng, không đánh đố thí sinh nên em làm khá tốt. Đề hỏi về tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" và tình cảm giữa con với người cha, đây là sự đổi mới khi đề tài tình cảm gia đình luôn xoay quanh người mẹ.
Đề Văn bàn về tình cảm gia đình, thí sinh thích thú
Thí sinh kết thúc buổi thi môn Văn tại điểm thi ĐH Bách Khoa (Hà Nội). (Ảnh: Mai Châm)
 
Em Hồ Bảo Hân - THPT Văn Hiến nhận định: "Em thấy đề thi khá bất ngờ nhưng không khó khăn, không đánh đố học sinh; giúp phát huy tính sáng tạo của học sinh, không yêu cầu học sinh phải học thuộc lòng. Đề thi theo hướng mở. Câu nghị luận có sự kết hợp nghị luận văn học và nghị luận xã hội buộc thí sinh phải thể hiện tư tưởng tình cảm bản thân trước quan niệm sống vào bài".
 
Thí sinh vui vẻ ra về sau buổi thi môn Văn tại điểm thi ĐH Bách Khoa (Hà Nội). (Ảnh: Mai Châm)
Thí sinh vui vẻ ra về sau buổi thi môn Văn tại điểm thi ĐH Bách Khoa (Hà Nội). (Ảnh: Mai Châm)
 
Em Đỗ Minh Dũng - quê Phủ Lý, Hà Nam cho hay: "Em thi tập trung cho môn Toán, Lý, Hóa nên không giỏi Ngữ Văn. Em chỉ viết những gì mình suy nghĩ.
 
Tại Đắk Lắk: Theo ghi nhận của PV Dân trí, tại điểm thi trường THPT Hồng Đức (TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) thuộc cụm thi số 30 của trường ĐH Tây Nguyên, mặc dù chưa hết thời gian thi thí sinh ra về sớm đều thoải mái vì đề tương đối.

Mới khoảng 2/3 giờ thi môn Ngữ Văn, nhưng lượng thí sinh đã ra về khá đông, qua trao đổi nhanh các thí sinh cho biết đề thi vừa sức, có khả năng đạt điểm Khá.

Thí sinh hào hứng về sớm sau khi thi môn Ngữ văn
Thí sinh hào hứng về sớm sau khi thi môn Ngữ văn.

Thí sinh Nguyễn Thuận Phong (trường THPT Y Jút, huyện Cư Kuin), cho biết: “Em thấy đề thi môn Ngữ văn bình thường, không quá khó, em cũng làm hết tất cả các câu và còn dư khá nhiều thời gian nên em ra về sớm”.

Thí sinh Đào Thị Tâm (THPT Lê Hồng Phong, huyện Krông Buk), tâm sự : “So với các đề thi của các năm, em thấy đề thi năm nay vừa tầm. Trong đó, em thích nhất câu về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu nói về thân phận của người đàn bà hàng chài, em hoàn thành tất cả và nghĩ mình đúng khoảng 70%”.

Thí sinh trao đổi bài sau môn thi Văn. (Ảnh: Thúy Diễm)
Thí sinh trao đổi bài sau môn thi Văn. (Ảnh: Thúy Diễm)

Phần lớn các thí sinh thi xong môn Ngữ văn đều hào hứng và tâm lý khá thoải mái ổn định so với các môn thi của ngày thi đầu tiên, các thí sinh cho biết để đạt điểm 7 trở lên trong môn thi này không khó.

Tại tỉnh Đắk Lắk gồm có 2 cụm thi: Cụm thi do Sở GD-ĐT chủ trì và cụm thi số 30 là cụm thi liên tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông do trường ĐH Tây Nguyên chủ trì với tổng số trên 30.000 thí sinh.
 
Sau khi hoàn thành bài thi môn Ngữ văn, nhiều thi sinh tại TPHCM cho biết cảm thấy thích thú với đề Văn năm nay. Phần thí sinh thích nhất là đề nhắc đến các vấn đề thời sự về biển đảo hay nhắc tới một số các bệnh của giới trẻ hiện nay là vô cảm.
 
Mới được 2/3 thời gian thi nhưng tại điểm thi trường ĐH Sư phạm TPHCM đã có thí sinh nhiều thí sinh thi xong. Thí sinh Nguyễn Thị Đông Trang, học sinh Trường THPT Tân An (tỉnh Long An) tự tin nhận định: “Đề thi năm nay khá dài nhưng không có em rất tự tin về bài thi của mình. Nhất là phần nghị luận xã hội về kỹ năng sống, em làm rất tốt đầy đủ dẫn chứng. Theo em nội dung đề một lần nữa yêu cầu các bạn trẻ phải trau dồi thêm nhiều kỹ năng sống chứ không nên chỉ tập trung vào mỗi việc học”.
 
Những thí sinh ra đầu tiên trong ngày thi thứ hai. (Ảnh: Xuân Duy)
Những thí sinh ra đầu tiên trong ngày thi thứ hai. (Ảnh: Xuân Duy)

Ra sau ngay thí sinh Trang là thí sinh Ngô Lê Minh Tiến, học sinh trường THPT Đăng Khoa quận Phú Nhuận (TPHCM) chia sẻ: “Em khá ấn tượng với cách ra đề năm nay ở môn văn. Đề nhắc đến các vấn đề thơi sự như bệnh vô cảm, kỹ năng sống, phần tiếng việt thì dài nhưng em làm nhanh. Tuy nhiên, thí sinh này tỏ ra băn khoăn: “Em không tự tin với phần thi nghị luận văn học vì tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa em không có ôn kỹ nên làm khá sơ sài”.

Ngay khi ra khỏi phòng thi, thí sinh được sinh viên tình nguyện tặng bánh và nước uống
Ngay khi ra khỏi phòng thi, thí sinh được sinh viên tình nguyện tặng bánh và nước uống.

Còn thí sinh Thủy Tiên - học sinh trường THPT Lê Quý Đôn với vẻ mặt đầy hớn hở: “Đề thi văn rất dễ đối với em, phần tiếng việt không gây khó khăn gì với em. Còn kỹ năng sống trong nghị luận xã hội nằm trong phần em ôn học nên có sẵn không đầu rồi cứ việc sắp xếp. Em đăng ký khối D1, môn Văn cũng là thế mạnh nên nghị luận văn học em làm khá dài, và đầy đủ ý không rơi vào tình trạng dài lê thê, em nghĩ mình chắc được 8 điểm môn Văn”.

Thí sinh Phùng Khánh Tiến, học sinh Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (TPHCM) nói: “Mặc dù em không chú trọng nhiều đến môn văn nhưng đề này không khó đối với em. Đề thi khá hay khi nhắc đến các vấn đề thời sự như phần thi Tiếng Việt có bài thơ về biển đảo, đang nóng trong thời gian qua, hay nhắc tới một số các bệnh của giới trẻ hiện nay là vô cảm”.
 
Sáng nay, cùng với thí sinh cả nước, thí sinh dự thi THPT quốc gia Cụm thi số 32 tại Khánh Hòa đã kết thúc môn Ngữ Văn. Nhiều thí sinh dự thi tại TP Nha Trang cho biết đề Văn THPT quốc gia vừa sức, học sinh trung bình đạt 4-5 điểm.
 
Thí sinh dự thi THPT quốc gia tại TP Nha Trang ra về sau môn thi Ngữ văn, trưa 2/7 (Ảnh: Viết Hảo)
Thí sinh dự thi THPT quốc gia tại TP Nha Trang ra về sau môn thi Ngữ văn, trưa 2/7 (Ảnh: Viết Hảo)

Thí sinh Nguyễn Duy Tiến (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), dự thi tại điểm thi 1 - trường ĐH Nha Trang, cho biết, đề Văn THPT quốc gia tương đối vừa sức, bám sát sách giáo khoa. Theo Tiến, với đề Văn này thí sinh khá giỏi nhiều khả năng đạt 7-8 điểm, học sinh trung bình khoảng 5 điểm.

Trong khi đó, thí sinh Nguyễn Thị Mỹ Phương, dự thi tại điểm thi 3 trường ĐH Nha Trang cho rằng đề Ngữ Văn THPT quốc gia tương đối dễ, vừa sức với học sinh trung bình. Theo Phương, mức điểm phổ biến của thí sinh là từ 5-6 điểm nếu ôn luyện đàng hoàng.

Thí sinh dự thi THPT quốc gia tại TP Nha Trang ra về sau môn thi Ngữ văn, trưa 2/7 (Ảnh: Viết Hảo)
Thí sinh dự thi THPT quốc gia Cụm thi số 32 tại Khánh Hòa cho biết đề Văn vừa sức, học sinh trung bình có thể đạt 5 điểm (Ảnh: Viết Hảo)
 
“Đề này học sinh khá giỏi có thể đạt hơn 8 điểm vì đề không khó. Với đề Văn này em làm được khoảng 7 điểm”, Phương nói. Một số thí sinh khác dự thi THPT tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cũng có chung đánh giá đề Ngữ văn THPT quốc gia là vừa sức nên đa số làm được bài.
 
Tại Quảng Trị, trong buổi thi môn Ngữ văn sáng nay có 2.953 thí sinh đăng ký dự thi. Đây là môn thi thuộc khối xã hội (khối C) nên sẽ tạo nhiều cơ hội cho các thí sinh “gỡ điểm”, nhất là các thí sinh gặp khó khăn trong ngày thi đầu tiên.

Đặc biệt, đây là môn thi có ý nghĩa quan trọng đối với các thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào các trường ĐH-CĐ, dựa vào điểm thi 3 môn khối C.

Trong ngày thi thứ 2, dưới tiết trời nóng bức, ngột ngạt, nhiệt độ ngoài trời gần 40 độ, đã phần nào ảnh hưởng đến việc làm bài của các thí sinh.

Kết thúc 180 phút, các thí sinh rời phòng thi với tâm trạng khá phấn khởi. Các thí sinh đánh giá đề thi môn Ngữ Văn không khó nhưng hơi dài. Tuy nhiên, một số thí sinh vẫn hoàn thành bài và rời phòng thi sớm hơn khoảng 20 phút.

Tiết trời rất nóng đã phần nào ảnh hưởng đến việc làm bài thi của thí sinh
Tiết trời rất nóng đã phần nào ảnh hưởng đến việc làm bài thi của thí sinh.

Em Nguyễn Anh Việt, trường THPT Lê Thế Hiếu cho biết, em cho rằng đề thi như vậy là phù hợp với khả năng và lực học của nhiều bạn. Trong đề thi có nhiều câu yêu cầu thí sinh bình luận, trình bày cảm nghĩ… nên khơi gợi được sự sáng tạo cho thí sinh. Kết thúc môn thi thứ 3, Việt tỏ ra khá tự tin vì làm được bài.

Nhiều thí sinh cho rằng, đề thi Văn năm nay khá thú vị. (Ảnh: Đ. Đức)
Nhiều thí sinh cho rằng, đề thi Văn năm nay khá thú vị. (Ảnh: Đ. Đức)

Trong khi đó, thí sinh Nguyễn Thị Hoa, Trường THPT Phan Chu Trinh đánh giá đề thi môn Ngữ Văn hơi dài nhưng không quá khó. Nhiều nội dung đề cập trong bài thi không nằm ngoài kiến thức cơ bản. Hoa cho rằng mình làm được khoảng 60% đề bài.

Em Phạm Văn Trọng cho biết, trong đề thi Văn có nhắc đến vấn đề biển, đảo. Bên cạnh đó, có một số câu nghị luận xã hội yêu cầu thí sinh trình bày cảm nghĩ của mình, nên rất thú vị. Em nghĩ mình sẽ đạt được khoảng 7 điểm.
 
Kết thúc môn thi thứ 3 của kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh tại Ninh Bình thở phào nhẹ nhõm vì làm được bài. Nhiều thí sinh cho biết, đề văn không quá khó nhưng dài vì có nhiều câu hỏi và các đoạn trích.

Vừa ra khỏi phòng thi, thí sinh Đinh Thị Thùy Dung cho biết: “Đề Văn không quá khó, em làm gần xong hết và cũng rất tự tin với bài làm. So với đề thi mọi năm đề năm nay không quá khó ở những câu đầu. Những câu sau để phân loại học sinh nên có phần khó nhưng không đánh đố học sinh”.

Thí sinh tại Ninh Bình rời phòng thi trong tiết trời nắng nóng (ảnh: Thái Sơn)
Thí sinh tại Ninh Bình rời phòng thi trong tiết trời nắng nóng (ảnh: Thái Sơn)

Còn em Nguyễn Thị Thảo chia sẻ: “Đề không đánh đố nhưng câu hỏi đưa ra các đoạn văn rất dài nên phải đọc kỹ đề mới làm được. Phần 1 đọc và hiểu không quá khó nên em làm xong đề bài này rất nhanh. Phần này có đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa nên em rất thích. Phần 2 làm văn đoạn trích cũng rất dài, phòng em có nhiều bạn làm xong trước 20 phút, nhiều bạn gắng làm cho xong khi tiếng trống hết giờ cũng vừa đủ thời gian. Em làm xong hết chắc chắn được hơn 70%”.

Các thí sinh uống nước giải nhiệt sau khi ra khỏi phòng thi (ảnh: Thái Sơn)
Các thí sinh uống nước giải nhiệt sau khi ra khỏi phòng thi (ảnh: Thái Sơn)

Cũng theo em Thảo, làm tốt môn Văn hôm nay, kết hợp với hai môn đã thi thì điểm đậu được tốt nghiệp không thành vấn đề với thí sinh này. “Môn nào em cũng làm xong và chắc chắn được trên 70%, hi vọng điểm sẽ cao” – em Thảo nói.

Năm nay, nhiều thí sinh tại Thanh Hóa hài lòng với đề thi Ngữ Văn vì đề ra không khó, không đánh đố. Chủ đề Hoàng Sa và Trường Sa xuất hiện trong đề khiến thí sinh thích thú. 

Ghi nhận tại các điểm thi trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, rất nhiều thí sinh hoàn thành bài thi trước thời gian quy định. Tại điểm thi trường THCS Lê Lợi, cơ sở 1 trường ĐH Hồng Đức…nhiều thí sinh ra sớm trước cả tiếng đồng hồ.

Em Lê Thanh Vân, học sinh trường THPT Đào Duy Từ chia sẻ: “Đề Văn năm nay không hề khó. Câu tự luận về một đoạn trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cũng được trích dẫn luôn trong câu hỏi nên chúng em không phải mất thời gian để nhớ chi tiết. Với loại đề này, em nghĩ học sinh trung bình cũng dễ dàng được điểm khá”.

Thí sinh hài lòng vì đề Văn không khó. (Ảnh: Nguyễn Thùy)
Thí sinh hài lòng vì đề Văn không khó. (Ảnh: Nguyễn Thùy)

Cùng chung đánh giá với thí sinh Thanh Vân, em Nguyễn Thị Huế, học sinh trường THPT Nguyễn Hoàng cũng khẳng định: “Đề Văn rất dễ đạt điểm cao. Nhiều bạn trong phòng em đã hoàn thành trước thời gian quy định khá lâu. Câu hỏi liên quan đến Trường Sa và Hoàng Sa rất thú vị, ngoài ra câu hỏi về đoạn văn trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng là một câu hỏi mở nên hầu hết các bạn đều rất thích”.

Thời tiết hôm nay tại Thanh Hóa vẫn nắng nóng như đổ lửa khiến nhiều thí sinh rời phòng thi khá vất vả.
 
Sau 180 phút làm bài căng thẳng, nhiều thí sinh ở Hà Nam cho biết rất ấn tượng và hào hứng với đề thi năm nay vì đề cao sự sáng tạo, thể hiện được suy nghĩ của mỗi thí sinh.

Tại Hà Nam thời điểm này, thời tiết khá nóng nực và oi bức, dù vậy nhiều thí sinh sau khi ra khỏi phòng thi vẫn nán lại tại trường để cùng bạn bè trao đổi về bài thi của mình.

Theo nhận định chung của một số thí sinh, đề Ngữ Văn năm nay rất ấn tượng, đề cao sự sáng tạo của học sinh để thể hiện được suy nghĩ của mỗi thí sinh.

Thí sinh Hà Nam hào hứng với đề thi môn Ngữ Văn. (Ảnh: Đức Văn)
Thí sinh Hà Nam hào hứng với đề thi môn Ngữ Văn. (Ảnh: Đức Văn)

Thí sinh Nguyễn Thị Huyền (Lý Nhân): “Đề thi năm nay nghiêng về sự sáng tạo hơn là học thuộc lòng. Riêng về phần những người lính biển trên đảo Hoàng Sa, Trường Sa giúp cho thí sinh bọn em thể hiện đúng tình cảm dành cho những người đang đứng trước đầu sóng ngọn gió bảo vệ Tổ quốc”.

Cũng theo đánh giá của các thí sinh, đề Ngữ Văn tương đối vừa sức, so với ngày thi đầu tiên thì môn Ngữ Văn có thể lấy được điểm khá.

Em Lê Văn Hải (trường THPT Kim Bảng A) cho biết: “Mặc dù em không học thiên về các môn xã hội, nhưng so với môn Toán ngày hôm qua thì em thấy môn Ngữ Văn em làm tốt hơn nhiều. Đề không quá khó, thí sinh có thể sáng tạo và thể hiện quan điểm của mình”.
 
Kết thúc môn thi Ngữ Văn, nhiều thí sinh tại cụm thi An Giang cho biết, với đề thi năm nay nếu thí sinh học bài tốt thì dễ dàng lấy 7 - 8 điểm.

Trao đổi với PV Dân trí, thí sinh Nguyễn Thị Yến Nhi – học sinh trường THPT Nguyễn Hồng Sơn (Kiên Giang) cho biết: “Đề thi năm nay có 2 phần, phần 1 đọc hiểu và phần làm văn. Với nội dung đề Văn năm nay nếu tụi em học bài tốt thì dễ dàng lấy 7 -8 điểm”.

Hình ảnh người lính đảo Trường Sa, Hoàng Sa “thổi nóng” đề Văn
Bạn Phương cho biết dù mình không phải dân chuyên Văn nhưng với đề thi vừa sức năm nay có thể lấy được 6 điểm. (Ảnh: Nguyễn Hành)

Bạn Lê Kim Phương – học sinh trường THPT Thoại Ngọc Hầu (Giang Thành, Kiên Giang) nói: “Tuy môn Văn không phải là sở trường của tụi em nhưng em thấy đề văn năm nay cũng vừa sức. Do vậy, với những thí sinh không giỏi văn như tụi em thì cũng lấy được từ 6 -7 điểm”.
 
Theo nhận định của nhiều thí sinh tại Quảng Bình thì đề Văn không quá khó nhưng yêu cầu quá nhiều nội dung.

Sáng nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 4.640 thí sinh dự thi chia đều cho tất cả 15 hội đồng thi. Nhìn chung không khí kì thi diễn ra khá nghiêm túc, và theo nhiều thí sinh đánh giá thì đề Văn năm nay yêu cầu quá nhiều kiến thức, với 10 nội dung nên rất khó để làm tốt nếu không biết chia thời gian cho hợp lí giữa các câu.

Hình ảnh người lính đảo Trường Sa, Hoàng Sa “thổi nóng” đề Văn
Nhiều thí sinh tỏ hối tiếc vì không biết phân bố thời gian hợp lí, mãi theo làm những câu khác mà bỏ sót một số câu. (Ảnh: Văn Lịnh)

Gần như, đối với đề Ngữ Văn không còn tình trạng thí sinh ra trước cả tiếng đồng hồ như những môn khác. Bởi vì với đề thi này nhiều thí sinh khá bất ngờ với đề thi năm nay, vì đề thi này quá nhiều câu, yêu cầu quá nhiều nội dung dẫn đến nhiều thí sinh lúng túng trong việc chia thời gian các câu để làm cho hợp lí.

Theo nhận định của thí sinh được cho là ra sớm nhất tại hội đồng thi Phan Đình Phùng, TP Đồng Hới, em Nguyễn Viết Hưng cho hay: “Theo em thì đề Văn năm nay quá dài, tuy không khó nhưng mới đầu vô em không biết bắt đầu từ đâu, hơi lúng túng và chưa quen với việc chia thời gian để làm cho phù hợp nên chắc kết quả không được cao. Với đề này em chỉ làm được khoảng 50% số điểm”.

Cũng đồng quan điểm với Hưng, em Hoàng Thùy Trang nhận định: “Em quá bất ngờ với đề Ngữ Văn năm nay, đề không quá khó, chia làm nhiều câu như thế nếu không quen với việc chia thời gian để làm cho phù hợp thì nhiều bạn sẽ mất điểm nhiều câu vì mãi làm những câu khác. Theo em thì đề Văn vẫn dễ kiếm điểm hơn hai môn thi trước”.
 
Ghi nhận tại cụm thi tỉnh Bình Định, hầu hết các điểm thi trên địa bàn tỉnh dù mới chỉ hết 2/3 thời gian làm bài thi môn Ngữ văn rất đông thí sinh đã nộp bài ra về. Các thí sinh đều nhận định đề môn Văn tương đối dễ, sát thực tế, thí sinh trung bình có thể đạt 6-7 điểm.
 


Tại hội đồng thi Trường ĐH Quy Nhơn, vừa hết 2/3 thời gian làm bài thí rất đông thí sinh rời phòng thi với tâm trạng khá thoải mái. Dù môn Văn chỉ là xét tuyển tốt nghiệp nhưng thí sinh Nguyễn Khánh Duyn (ở huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) vẫn tự tin khẳng định mình làm được 60 đến 70% đề thi. “Đề thi không khó lắm. Từng câu trong đề có sự phân hóa rõ ràng cho học sinh trung bình, khá và giỏi. Nếu chỉ xét tốt nghiệp vẫn làm dư điểm đậu, còn thí sinh chuyên Văn dễ có điểm cao hơn.

Đồng quan điểm, thí sinh Nguyễn Như Quỳnh (ở Mộ Đức, Quảng Ngãi), nguyện vọng xét vào ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, cũng cho rằng đề Ngữ văn khá dễ thở. “Mấy câu đầu chỉ đọc hiểu. Riêng câu nghị luận xã hội nói về rèn luyện kỹ năng sống cũng cần thiết như tích lũy kiến thức thì mình phải hiểu rõ nội dung và có kiến thức xã hội sẽ làm bài tốt. Em chuyên khối tự nhiên nhưng với đề Văn này em chắc làm được 7 điểm”, Quỳnh chia sẻ.

Vừa hết 2/3 thời gian môn Văn là thí sinh đã nộp bài ra gần hết
Vừa hết 2/3 thời gian môn Văn là thí sinh đã nộp bài ra gần hết. (Ảnh: Doãn Công)
 
Nhiều thí sinh tại Đà Nẵng được hỏi cho rằng câu hỏi về hội chứng vô cảm của giới trẻ trong đề thi môn Văn sáng nay (2/7) là cơ hội để chính các em nói về vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm.
 
Video clip: Thí sinh tại Đà Nẵng chia sẻ về đề Văn (Thực hiện: Khánh Hiền)

Ghi nhận tại các điểm trường thi tại cụm thi số 27 - ĐH Đà Nẵng, không ít thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia ra sớm trước khi hết giờ làm bài thi môn Văn. Tuy nhiên, khi được hỏi, đa số thí sinh cho rằng đề thi khá dài.

Thí sinh kết thúc buổi thi môn Văn trong thời tiết nắng nóng gay gắt ở Đà Nẵng
Thí sinh kết thúc buổi thi môn Văn trong thời tiết nắng nóng gay gắt ở Đà Nẵng. (Ảnh: Khánh Hiền)
 
Hỏi về nội dung đề thi môn Văn năm nay, theo thí sinh Huỳnh Quang Anh Quốc (học sinh Đà Nẵng) thi tại điểm trường THPT Trần Phú - cụm thi số 27 - ĐH Đà Nẵng: “Đề Văn năm nay theo em là khá dài nhưng không có câu hỏi nào bất ngờ và cũng không quá sức thí sinh. Câu hỏi mở về bệnh vô cảm của giới trẻ theo em là câu hỏi mà lứa tuổi chúng em dễ dàng chia sẻ, là cơ hội để chính người trẻ chúng em nói về vấn đề  mà dư luận xã hội quan tâm. Song thí sinh phải đọc kỹ đề yêu cầu trình bày ngắn gọn trong 5-7 dòng để tránh sa đà, viết quá dài”.
 
 
Thí sinh kết thúc buổi thi môn Văn trong thời tiết nắng nóng gay gắt ở Đà Nẵng
Nhiều thí sinh tại Đà Nẵng được hỏi cho rằng đề Văn khá dài nhưng thú vị và không quá sức thí sinh. (Ảnh: Khánh Hiền)
 
Còn với thí sinh Lan Nhi, tuy là câu hỏi yêu cầu kiến thức căn bản, nhưng thí sinh này rất thú vị với đoạn thơ “Hát về một hòn đảo” nói lên tình cảm của người lính biển với hòn  đảo mà các anh đang canh giữ. Qua đó, cho thấy những tình cảm rất đời thường và cả những cảm xúc thiêng liêng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương của những người lính trẻ.

Ghi nhận của PV Dân trí tại cụm thi Bạc Liêu buổi thi sáng nay 2/7, khoảng 10h, nhiều thí sinh thi môn Ngữ Văn ra sớm sau khi hết 2/3 thời gian. Theo đánh giá chung của thí sinh, đề Ngữ Văn năm nay khá dài nhưng không quá khó. Một số thí sinh cho biết, đề ra sát sườn trong chương trình học lớp 12 và sát với những vấn đề xã hội cuộc sống hiện nay như vấn đề biển đảo, lối sống vô cảm…được nêu ra trong đề và đây là những đề tài rất hay.

Thí sinh cụm thi Bạc Liêu hoàn thành môn Ngữ Văn. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Thí sinh cụm thi Bạc Liêu hoàn thành môn Ngữ Văn. (Ảnh: Huỳnh Hải)

Em Huỳnh Diễm (thi tại điểm thi ĐH Bạc Liêu) đánh giá, đề Văn chia thành 2 phần tổng cộng 10 câu, khá dài nhưng vẫn đủ thời gian để làm trong 180 phút. Những học sinh khá giỏi có thể làm dư thời gian. Với học sinh có học lực trung bình có thể làm đạt từ 4- 5 điểm. Theo em Diễm, em thấy hay nhất là câu nghị luận qua hình ảnh người phụ nữ nói lên cách nhìn nhận cuộc sống của tác giả. Cũng theo em Diễm, qua câu về biển đảo, em cũng thấy rất hay, qua đó, giúp học sinh hiểu thêm về đất nước, về những khó khăn của những người lính ngoài biển đảo quê hương mình.

Còn em Thiện Vũ (một học sinh Bạc Liêu) thì nhận xét, em thấy hay nhất là câu nghị luận liên quan đến vấn đề vô cảm. Đây là một vấn đề gây bức xúc trong đời sống xã hội hiện nay nên đề ra góp phần có những cái nhìn rõ hơn về vấn đề này trong từng suy nghĩ, nhận thức, đặc biệt là lớp trẻ như học sinh, sinh viên. 


(Thực hiện Huỳnh Hải)

Sáng nay, nhiều thí sinh tại Huế cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái với môn thi này, khoảng hơn 10h sáng, khi thời gian làm bài được hơn 2/3 nhiều thí sinh đã nộp bài ra về.

Theo ghi nhận của PV Dân trí, tại hội đồng thi ĐH Kinh tế Huế, môn thi Ngữ văn bám sát với chương trình học, dạng đề ra phù hợp với sức của thí sinh. “Em cảm thấy môn thi ngữ văn đề không khó, thời gian làm bài vừa đủ. Bản thân em hoàn thành khá tốt” - thí sinh Trần Nhật Quang (Trường THPT Nguyễn Huệ, TP Huế) chia sẻ.

Cùng với ý kiến đó là thí sinh Trần Nguyễn Thiện Tâm (Thị xã Hương Thủy, tỉnh TT-Huế) cho biết: “Đề thi năm nay khá vừa sức, đúng trọng tâm và bám sát với những gì em đã học”.

Hầu hết các thí sinh cảm thấy hài lòng với đề thi môn Ngữ văn. 

Hầu hết các thí sinh cảm thấy hài lòng với đề thi môn Ngữ văn. 
 
Sáng nay, nhiều thí sinh tại cụm thi Vinh cho rằng đề thi Văn năm nay khá thú vị, đặc biệt là câu nghị luận xã hội khi đề cập đến rèn luyện kiến thức và kỹ năng sống đối với các bạn trẻ.
 
Thí sinh khá thoải mái sau khi hoàn thành bài thi môn Văn.
Thí sinh khá thoải mái sau khi hoàn thành bài thi môn Văn.

Hơn 10h, tại điểm thi Trường THPT Herman (Tp Vinh, Nghệ An) – Cụm thi địa phương đã có rất nhiều thí sinh ra cổng trường thi. Khuôn mặt các em khá tươi tỉnh. Nhiều em còn nán lại trước cổng trường để bàn bạc về bài thi của mình. “Đề thi có 4 câu, trong đó 2 câu đọc hiểu, 1 câu nghị luận xã hội và 1 câu nghị luận văn học. Đề không quá khó đối với học sinh thi lấy điểm tốt nghiệp như chúng em”, thí sinh Nguyễn Tùng Anh bày tỏ.

Thí sinh Nguyễn Thị Phương (Hưng Nguyên, Nghệ An) dự thi tại điểm thi Trường ĐH Công nghệ Vạn Xuân – Cụm thi số 25 khá thoải mái sau khi kết thúc môn thi thứ 3. Phương thi khối D1 nhưng không tự tin lắm đối với môn Văn, tuy nhiên nhờ ôn tập kỹ nên cô bạn này đánh giá bài làm của mình “tạm tạm”.

Thí sinh khá thoải mái sau khi hoàn thành bài thi môn Văn.
Các thi sinh tại điểm thi Trường THPT Herman - cụm địa phương rời phòng thi khá sớm. (Ảnh: Hoàng Lam)

“Câu nghị luận xã hội yêu cầu viết bài luận dài 600 từ về câu nói: “Việc rèn luyện kỹ năng sống rất cần thiết cũng như tích lũy kiến thức”. Em đánh giá câu hỏi này khá hay. Việc tích lũy kiến thức là cả một quá trình nhưng có tri thức chưa phải là có tất cả. Muốn sống tốt, thích ứng được với các điều kiện sống khác nhau thì mỗi người phải rèn luyện kỹ năng sống. Kỹ năng đó là những va chạm, trải nghiệm trong suốt quá trình sống. Kỹ năng sống chưa được nhiều bạn trẻ chú trọng nhiều, nhất là những bạn được bố mẹ, gia đình bao bọc quá mức”, Phương chia sẻ.

Tại cụm thi Gia Lai - Kon Tum, mặc dù còn cả tiếng nữa mới hết giờ làm bài môn Văn nhưng đã có lác đác thí sinh ra khỏi phòng thi. Em Nguyễn Văn Nam (trú TP Kon Tum) cho biết, đề Văn em thấy bình thường, ngoài 8 câu hỏi trả lời nhanh thì có 2 câu viết văn là mất thời gian nhất. Trong đó Nam rất thích câu viết văn nghị luận về việc rèn luyện kĩ năng sống và tích lũy kiến thức.
 
Theo Nam, câu hỏi này không gò bó, không bắt học sinh phải học thuộc lòng mà nó là nhận thức của mỗi học sinh, suy nghĩ của mỗi học sinh và cũng là kiến thức từ trường học và ngoài xã hội của học sinh. Qua bài văn, có thể đánh giá được nhận thức và đạo đức của học sinh, để biết được học sinh ngày nay nghĩ gì trước những cám dỗ trong cuộc sống, đặc biệt là va chạm và mối quan hệ của học sinh ở ngoài nhà trường. Với câu hỏi này, Nam làm rất nhanh nên thời gian làm bài cũng kết thúc sớm.

Còn hơn nửa tiếng nữa mới hết giờ, nhưng em Ksor Man (trú Kbang, Gia Lai) đã ra khỏi phòng thi, Man cho biết, đề văn khiến em rất thoải mái về tâm lý thi. Không áp lực về kiến thức đúng sai trong sách giáo khoa, đề Văn đã giải phóng được áp lực về tâm lý học hành của các thí sinh. Chính vì vậy, Man hoàn thành bài văn sớm.

Thí sinh khá thoải mái sau khi hoàn thành bài thi môn Văn.
Đề thi môn Văn giải phóng cho thí sinh về áp lực suốt ngày ôm sách vở, thí sinh ra sớm cả tiếng đồng hồ. (Ảnh: Thiên Thư)
 
Sáng ngày 2/7, buổi thi Ngữ văn kết thúc tại cụm thi Đại học Đà Lạt, đã có 17.222 thí sinh đăng ký dự thi, 17.066 thí sinh có mặt, đạt 99,09%. Không có thí sinh nào vi phạm quy chế.
Nhìn chung, buổi thi thứ 3 của kỳ thi THPT quốc gia tại Đà Lạt diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.
 
Hầu hết các thí sinh bước ra khỏi phòng thi đều mang tâm trạng thoải mái. Tại cụm thi số 31, phỏng vấn nhanh các thí sinh đều cho rằng mình hoàn thành tất các nội dung đề bài yêu cầu.
Tuy không tự tin đạt điểm tối đa môn thi này, nhưng các thí sinh đều cho rằng mình đạt được khoảng 60- 70%. Thí sinh Nguyễn Thị Thảo (Đà Lạt) cho biết: “Đề thi năm nay em thấy bám sát với phần chúng em đã được ôn tập, em làm hết tất cả các câu trong đề. Thời gian 180 phút thoải mái để chúng em phân tích tác phẩm sâu, em đoán mình đúng được khoảng 70%”, thí sinh cười chia sẻ.
 
Thí sinh ra về sau buổi thi môn Văn. (Ảnh Ngọc Hà)
Thí sinh ra về sau buổi thi môn Văn. (Ảnh Ngọc Hà)
 
Thí sinh Phan Cuốc Cường ( Lạc Dương, Lâm Đồng) vừa bước ra cổng trường tươi cười chia sẻ: “Em thấy đề cũng bình thường, tuy môn văn không phải sở trường của em nhưng với đề này em nghĩ những bạn theo ban A như em đều đạt được điểm trung bình”.
 
Chiều nay, các thí sinh thi môn Vật Lý trong thời gian 90 phút (từ 14h30 đến 16h). 
 
 
Nhóm PV