Trẻ mắc bệnh "chứng khó đọc" và chia sẻ thú vị của chuyên gia ngôn ngữ

(Dân trí) - Nghe có vẻ đơn giản và kỳ lạ, nhưng theo nghiên cứu, có đến 3-7% dân số thế giới mắc phải hội chứng khó đọc (Dyslexia) và khoảng 20% bị có những triệu chứng này.

Hạnh phúc là thứ quan trọng nhất trên đời này. Nhiều người nghĩ tiền bạc, thành công sẽ mang lại hạnh phúc. Tôi thì lại nghĩ khi bạn hạnh phúc thì sự thành công cũng như tiền bạc sẽ đến (nếu điều đó là thực sự quan trọng với bạn).

Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn một câu truyện chứng minh điều này.

Vào khoảng những năm 1990, tại Úc có một người đàn ông tên là Tony có cậu con trai bị mắc một hội chứng kỳ lạ: Chứng khó đọc (Dyslexia: đặc trưng cho vấn đề gặp rắc rối về đọc hiểu và đánh vần dù trí tuệ bình thường. Các vấn đề có thể bao gồm khó khăn trong việc đánh vần các từ, đọc nhanh, viết chữ, "phát âm" các từ trong đầu, phát âm từ khi đọc to và nghe hiểu người khác đọc).

Nghe có vẻ đơn giản và kỳ lạ, nhưng theo nghiên cứu, có đến 3-7% dân số thế giới mắc phải hội chứng này và khoảng 20% có những triệu chứng của Dyslexia.


Có đến 3-7% dân số mắc phải Dyslexia và 20% dân số có những triệu chứng Dyslexia.

Có đến 3-7% dân số mắc phải Dyslexia và 20% dân số có những triệu chứng Dyslexia.

Những triệu chứng của Dyslexia thường là chậm nói, khó khăn khi phân biệt bên trái bên phải, khó khăn trong việc đọc bản đồ và xác định phương hướng, gặp khó khăn khi nhận biết âm (khi tập đọc) và hay viết ngược thứ tự của các chữ cái trong từ.

Ở Việt Nam chúng ta chưa có nhiều ý thức về Dyslexia và sự ảnh hưởng của nó đến việc học tập của trẻ em. Tuy vậy ở các nước phát triển, Dyslexia là một vấn đề được rất nhiều các nhà giáo dục học chú ý. Ảnh hưởng của hội chứng này tới trẻ em là sự khó khăn trong việc học đánh vần và tìm đúng từ để diễn đạt ý của mình. Khi trưởng thành, người có hội chứng dyslexia thường gặp khó khăn trong việc tóm tắt nội dung câu truyện, đọc chậm hơn và thường khó khăn hơn trong việc học ngoại ngữ.

Con trai của Tony bị chứng Dyslexia ở thể rất nặng. Điều này khiến cho cậu bé không thể đọc và vì thế không theo được việc học hành ở trường, không có tương lai. Là một nhà tâm lý học, ông đã tận dụng mọi mối quan hệ của mình để tìm cách chạy chữa cho cậu bé trong nhiều năm trời mà không có kết quả. Sau nhiều nỗ lực bất thành, Tony quyết tâm bỏ hết công việc lúc đó của mình, dành thời gian nghiên cứu cách một đứa trẻ học một ngôn ngữ từ đó tìm ra cách dạy đọc cho con mình.


Tiến sỹ Tony Earnshaw, nhà sáng lập hệ thống I Can Read.

Tiến sỹ Tony Earnshaw, nhà sáng lập hệ thống I Can Read.

Ròng rã trong nhiều năm trời, trải qua rất nhiều thất bại, cuối cùng ông cũng dạy cho con mình biết đọc. Sau đó, ông đã hệ thống hóa cũng như tìm ra phương pháp để dạy đọc cho trẻ bị mắc hội chứng Dyslexia. Tony vô cùng mừng rỡ và mở ra một phòng khám (Clinic) chuyên hỗ trợ trẻ em mắc hội chứng này.

Phương pháp của Tony vô cùng hiệu quả cùng với câu truyện cảm động về sự ra đời của nó khiến phòng khám vô cùng đông khách. Danh tiếng của Tony đã vượt qua khỏi biên giới Úc sang Singapore, nơi các lãnh đạo ngành giáo dục đang tìm một phương pháp tốt hơn để dạy đọc cho trẻ em lớp 1. Họ tin rằng nếu phương pháp này có tác dụng với những trẻ mắc hội chứng Dyslexia, nó cũng có thể khiến những đứa trẻ bình thường học đọc nhanh hơn, dễ dàng hơn (nên nhớ, việc đánh vần và học đọc trong tiếng Anh phức tạp hơn tiếng Việt rất nhiều). Tony được bộ giáo dục Singapore mời sang thử nghiệm phương pháp của mình tại một số trường tiểu học công lập. Đúng như dự đoán, phương pháp này đem lại kết quả thành công rực rỡ.

Không dừng lại ở đó, Tony cùng với các cộng sự của mình mở ra một hệ thống dạy đọc và đánh vần cho trẻ em tại Singapore đặt tên là I Can Read! (tiếng kêu sung sướng của chính con trai Tony khi nhận ra rằng, mình đã có thể đọc). Kỳ lạ thay, phương pháp I Can Read! Cũng rất hiệu quả khi áp dụng để dạy cho trẻ em ở những nước không nói tiếng Anh học tiếng Anh một cách bài bản. Hệ thống I Can Read! vì vậy phát triển rất nhanh tại các nước như Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan… và cả Việt Nam nữa.


Sự thành công của I Can Read không dừng ở Úc mà đã lan sang nhiều nước châu Á.

Sự thành công của I Can Read không dừng ở Úc mà đã lan sang nhiều nước châu Á.

Tony đã có được hạnh phúc khi đánh cược cả sự nghiệp của mình để giúp con trai. Chính sự hạnh phúc này đã mang lại cho ông thành công và danh tiếng khi sở hữu một trong những chuỗi trung tâm giáo dục thành lớn và thành công nhất Châu Á, dạy cho hàng trăm ngàn trẻ em châu Á biết đọc và hơn thế nữa là sự yêu thích đọc.

Còn bạn, bạn đang ưu tiên tìm kiếm hạnh phúc trước hay vẫn đang mải mê theo đuổi tiền bạc và sự thành công và đánh cược rằng nó sẽ mang lại hạnh phúc?

Owen Goymer
Giám đốc điều hành I Can Read! System tại Hà Nội