Tìm lại con yêu tuổi “nổi loạn”

(Dân trí) - Không ít phụ huynh từng chia sẻ khủng hoảng, bất lực khi con cái đột ngột có những tâm tư, tình cảm khác biệt, khó đoán của tuổi “nổi loạn”. Không dễ để hiểu được “thuốc trị” nổi loạn chỉ có thể luyện từ… trái tim.

Tìm lại con yêu tuổi “nổi loạn” - 1

ThS.Chuyên gia tâm lý Bùi Thu Hiền - Chủ tịch công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Tài Năng Việt.

Trao đổi về vấn đề ứng xử với con trẻ khi bước vào tuổi trưởng thành, Th.S Bùi Thu Hiền – chuyên gia tâm lý, người sáng lập công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Tài Năng Việt giải cụ thể những câu hỏi được đặt ra của rất nhiều các bậc phụ huynh, như: Giai đoạn “nổi loạn” là gì?; Nhận biết dấu hiệu trẻ bước vào giai đoạn của tuổi “nổi loạn”?; Cách nào đồng hành cùng con trong thời gian này?...

- Là một chuyên gia tâm lý, đã nhiều năm kinh nghiệm tiếp xúc, trị liệu với những trường hợp bố mẹ, con cái bất đồng, bà có thể chia sẻ về những khó khăn thường phát sinh trong gia đình khi con trẻ bước vào tuổi “nổi loạn”?

Con “nổi loạn” hẳn là cụm từ không xa lạ với những người đã làm bố, làm mẹ. Ai cũng sẽ trải qua vài đôi lần “nổi loạn” của con qua các giai đoạn phát triển. Đặc biệt, giai đoạn tuổi dậy thì (khoảng 12-17 tuổi), sự “nổi loạn” quá mạnh mẽ khiến bố mẹ nhiều khi khó tiếp ứng và dễ dẫn đến những phản ứng sai lầm. Thực tự, tôi đã chứng kiến rất nhiều những câu chuyện đau lòng đã xảy ra ở giai đoạn này của con.

Cách thức để mỗi người làm cha, mẹ nhận ra con yêu bước vào tuổi “nổi loạn” tưởng như đơn giản nhưng thực ra không nhiều bố mẹ có thể thực hiện vì đòi hỏi sự quan sát tỉ mỉ, sự chia sẻ thường xuyên với con để tạo cho con niềm tin đối với bố mẹ. Nhiều bố mẹ sốc khi con bỗng chốc thay đổi đột ngột từ một cô bé, cậu bé ngoan ngoãn, luôn trong tầm kiểm soát của bố mẹ trở thành một người khác hẳn, sẵn sàng cãi hỗn, thậm chí mắng chửi, đánh bố mẹ, bỏ học chơi game, dọa bỏ nhà đi… thậm chí là tự tử.

Đa số các bậc phụ huynh khi đứng trước những thay đổi này của con thường có hai hướng ứng xử. Một là, con im lặng thờ ơ thì bố mẹ quát mắng, con cãi láo thì bố mẹ đánh, phạt. Nhưng những trận đòn roi càng khiến cho sự nổi loạn của con thêm phần mạnh mẽ, đến khi không thể kiểm soát được thì việc cứu vãn mối quan hệ giữa những người tưởng như thân cận nhất lại rất khó. Hai là, khi thấy con làm liều, sợ con bỏ nhà qua đêm tiềm ẩn bất trắc, nguy hiểm, bố mẹ xuống nước làm lành và đáp ứng những điều kiện của con. Vì sợ mất con, bố mẹ tiếp tục bảo bọc, làm lơ sự nổi loạn của con trong trạng thái bất lực.

Tìm lại con yêu tuổi “nổi loạn” - 2

Diễn giả Bùi Thu Hiền cùng các học viên trong khóa học "Hạnh phúc từ tâm".

- “Mổ xẻ” kỹ hơn hướng biểu hiện thứ nhất như bà đề cập thì thực tế, như ông cha ta vẫn nói “thương cho roi cho vọt”. Nhưng nguyên lý này đến giờ hẳn là không thể áp dụng?

Theo tôi, nếu bố mẹ sử dụng đòn roi để chứng minh tình yêu thương của mình, con cái sẽ khó mà cảm nhận được, thậm chí chỉ càng phản tác dụng, khiến con càng trở nên khó kiểm soát hơn và nguy hiểm hơn nữa là phản ứng lại bố mẹ. Thứ “tình yêu roi vọt ấy” chính là thứ tình yêu mù quáng, nguy hiểm, “giết chết” nhiều trẻ trong giai đoạn bước vào tuổi “nổi loạn”.

- Được biết, nhiều năm qua, Tài Năng Việt đã trở thành địa chỉ quen thuộc, nhận được sự tin tưởng của rất nhiều ông bố bà mẹ khi cần hỗ trợ, hướng dẫn, can thiệp nhiều “ca khó” khi cha mẹ, con cái không tìm được tiếng nói chung trong giai đoạn này. Lời khuyên chung nhất dành cho các bậc phụ huynh có con đã đang và chuẩn bị bước vào giai đoạn “nổi loạn”?

Suốt 10 năm vừa qua, tôi và đội ngũ chuyên gia của Tài Năng Việt đã trực tiếp hỗ trợ hàng ngàn gia đình gặp vấn đề như đã đề cập. Chúng tôi đã giúp bố mẹ “cứu” được, tìm lại được con bằng những giải pháp đến từ sự kết nối thiêng liêng của gia đình.

Tìm lại con yêu tuổi “nổi loạn” - 3

Niềm hạnh phúc của bố mẹ và con trong một khóa học về gắn kết tình cảm gia đình.

Trước hết, bố mẹ cần hiểu rằng, lúc con nổi loạn thì đòn roi và mắng chửi không phải là giải pháp nhưng xuống nước, bỏ cuộc càng không phải cách để cứu con. Con nổi loạn là khi đã có một điều gì đó khiến con không thỏa mãn được nhu cầu của mình hoặc con thiếu tình yêu thương. Khi con im lặng, con vùi đầu vào game, con lớn tiếng, phản ứng bố mẹ hoặc con dọa tự tử… là lúc con cần một người lớn với trái tim bao dung và biết lắng nghe. Cần lắng nghe bằng tất cả giác quan của mình để hiểu con đang cảm thấy thế nào, con đang rất khó chịu và tổn thương… Hãy ngồi xuống cạnh con, đồng cảm với những cảm xúc đó như một người bạn, đừng đứng mãi ở trên cao để điều chỉnh con .

Là một người bố, người mẹ hãy đặt mình vào vị trí của con để trải nghiệm xem nếu mình là con trong sự kiện ấy, mình có phản ứng như con không? Hãy gạt sang bên cạnh những kinh nghiệm từng trải của mình, hãy cùng đi qua những ấm ức, tổn thương của con rồi mới chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. Chỉ khi ấy, những lời khuyên từ trái tim mới chạm đến trái tim.

- Trong năm 2020, Tài Năng Việt hẳn là vẫn theo đuổi các dự án dự án “hàn gắn trái tim” ý nghĩa như thế dành cho các gia đình, thưa bà?

Hành trình 10 năm qua, Tài Năng Việt đã từng bước tiến đến và trở thành “chỗ dựa tinh thần” cho nhiều gia đình phải loay hoay tìm cách để có được hạnh phúc. Nhờ đó mà dự án “Vì một triệu gia đình hạnh phúc” của chúng tôi đã được ra đời. Trong năm 2020, thực hiện mạnh mẽ dự án với mong muốn sẽ không còn bất kỳ bố mẹ nào phải buông xuôi, bất lực trước sự nổi loạn của con cái, tôi đã trực tiếp chia sẻ khóa học online “Tìm lại con yêu tuổi nổi loạn”. Với khóa học này, tôi sẽ chia sẻ và hướng dẫn chi tiết từng bước giúp bố mẹ có được 12 bí mật để cảm hóa con. Đây chính xác là những gì bố mẹ đang cần và những gì tốt nhất mà tôi và Tài Năng Việt tự tin giúp cho bố mẹ cảm hóa con.

- Xin cảm ơn bà!

Kính mời quý phụ huynh tìm hiểu cụ thể và đăng ký tham gia khóa học “Tìm lại con yêu tuổi nổi loạn” tại địa chỉ http://timlaiconyeu.tainangviet.org.vn