Tiếng Anh tại môi trường học tập quốc tế được dạy ra sao?

(Dân trí) - Từ môi trường học tập phổ thông sang học các chương trình quốc tế như IPC, ICGSE, A Level… điểm “vấp” của học sinh Việt Nam là không đủ năng lực tiếng Anh để học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh. Làm thế nào để trong thời gian ngắn, học sinh có thể nói, viết và tư duy bằng tiếng Anh một cách thành thạo ? Chúng tôi đã phỏng vấn thầy Tom Rosevear - người Anh, hiện là trưởng bộ môn tiếng Anh, trường TH School

Tiếng Anh tại môi trường học tập quốc tế được dạy ra sao? - 1

Thầy Tom Rosevear trao đổi những ví dụ về việc dạy và học tiếng Anh tại TH School

Xin chào thầy, được biết thầy là một chuyên gia về văn học Anh và có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc tại các trường quốc tế. Xin thầy giới thiệu đôi chút về công việc của mình tại TH School?

Tôi có 2 vai trò chính tại trường. Thứ nhất, tôi là điều phối viên chương trình giảng dạy tiếng Anh từ lớp 6 tới lớp 12, tham gia trực tiếp biên soạn các giáo trình. Tôi cũng phụ trách khối giáo viên nước ngoài để đảm bảo rằng họ có thể hỗ trợ tốt học sinh trên lớp và yêu thích công việc dạy học. Ngoài ra, tôi còn trực tiếp tham gia giảng dạy để tìm hiểu xem các học sinh học tập như thế nào đối với các chương trình mà chúng tôi soạn thảo. Tôi muốn biết các chương trình có phù hợp hay không, có gì cần điều chỉnh. Chúng tôi muốn các chương trình được điều chỉnh kịp thời để đảm bảo rằng nó luôn được cập nhật nhằm phù hợp với việc giảng dạy.

Xin thầy cho biết các giáo trình tại trường TH School được xây dựng như thế nào?

Ở những năm đầu của trung học cơ sở, cụ thể là lớp 6 và 7, chúng tôi có chương trình IMYC (Intenational Middle Year Curriculum). Chương trình giúp học sinh tập trung vào các ý tưởng và chúng tôi muốn các em, ngay từ lúc nhỏ đã có thể hiểu được những ý tưởng lớn, có thể định hình tương lai.

Ở cấp 3, các học sinh sẽ học theo chương trình phổ thông quốc tế Cambrigde. Giáo trình này cung cấp cho các học sinh khả năng ngôn ngữ thông qua các chủ đề đa dạng. Học sinh không chỉ học tiếng Anh đơn thuần mà tìm hiểu văn phong báo chí, truyền thông, văn học. Học sinh có thể đọc một cuốn tiểu thuyết hay nghiên cứu một vở kịch trong quá trình học. Các tài liệu và các loại hình văn học mà chúng tôi cung cấp cho học sinh giúp họ cái nhìn tổng quan về thế giới. Ví dụ, các học sinh lớp 10 năm nay sẽ tìm hiểu một cuốn sách của tác giả Chinua Achebe, một nhà văn Nigeria. Chúng tôi giới thiệu học sinh đọc nó vì ông Chinua là một nhà văn Nam Phi nhưng lại viết tiếng Anh, và ông ấy viết về văn hóa của đất nước ông và những điều xảy ra ở thế kỷ 19. Chúng tôi muốn các học sinh có “tư duy quốc tế”, đây là từ khóa then chốt, và là một trong những mục tiêu mà chúng tôi muốn các học sinh phải bám sát.

Chúng tôi gọi đây là phương pháp học tập theo mục đích. Mỗi chủ đề mà các học sinh phải học được chia thành các nhóm khác nhau như: từ vựng, viết luận theo chủ điểm, làm thế nào để viết báo cáo khoa học... Các học sinh sẽ được các giáo viên theo sát trong mỗi môn học ngôn ngữ.

Tiếng Anh tại môi trường học tập quốc tế được dạy ra sao? - 2
Tiếng Anh tại môi trường học tập quốc tế được dạy ra sao? - 3

Học sinh TH School học các chương trình quốc tế IPC, ICGSE, A Level hoàn toàn bằng tiếng Anh, vì vậy- yêu cầu trên lớp đối với các em là phải hiểu được bài giảng.

Khác với SGK tiếng Anh phổ thông dạy đồng đều cho học sinh, tại TH School, các giáo trình tiếng Anh được xây dựng cho từng khối và từng nhóm học sinh cụ thể. Cách xây dựng như vậy có gì đặc biệt?

Các chương trình giảng dạy tiếng Anh tại trường TH được xây dựng dựa trên độ tuổi, kinh nghiệm sống, tình huống. Các học sinh ít tuổi hơn sẽ học hơi khác so với các học sinh lớn hơn.

Với các học sinh lớn hơn, các em hiểu rõ về mình hơn, bắt đầu xây dựng hình ảnh của riêng mình. Các học sinh từ lớp 9 trở đi khi trở thành thiếu niên, các em tập trung nhiều hơn vào việc xác định cá tính của mình và cố gắng khẳng định cá tính của mình với gia đình, bạn bè xung quanh. Vì thế chương trình học cũng phải có những điều chỉnh nhất định đối với sự thay đổi này. Ví dụ như, đối với các học sinh lớn, chúng tôi sẽ tập trung vào khả năng tư duy của các học sinh, khi các học sinh được khuyến khích đặt ra các câu hỏi về chính mình và thế giới quanh mình. Chúng tôi sẽ khiến các học sinh phải đặt thật nhiều câu hỏi, và cung cấp cho các em các kỹ năng để trả lời và giải quyết các câu hỏi.

Đầu vào của các học sinh tại trường chắc chắn khác nhau. Làm thế nào để nhà trường có thể giúp các học sinh có trình độ tiếng Anh khác nhau hòa nhập trong cùng lớp, thưa thầy?

Các học sinh khi mới vào trường đều phải trải qua một cuộc kiểm tra đầu vào để xác định khả năng tiếng Anh. Với riêng môn tiếng Anh, các học sinh được phân lớp tùy thuộc vào trình độ. Các học sinh có trình độ thấp hơn sẽ theo học một chương trình “tiếng Anh bổ trợ” (EAL- English as an Additional Language). Mục tiêu của chương trình EAL là giúp các học sinh tiến bộ càng nhanh càng tốt để hòa nhập với lớp và hiểu được bài giảng của các bộ môn.

Tại trường TH School, việc chia lớp theo trình độ chỉ được áp dụng với môn tiếng Anh, còn các môn học khác như khoa học, toán học, khoa học xã hội nhân văn… đều học chung. Khi đó, các giáo viên bộ môn còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các học sinh có khả năng khác nhau về tiếng Anh có thể tiếp thu đầy đủ các bài giảng.

Như vậy có nghĩa giáo viên phải tập trung vào từng học sinh?

Đúng thế, các giáo viên phải biết cách làm thế nào để có thể hỗ trợ các học sinh kém hơn và tốt hơn trong cùng một lớp. Chúng tôi gọi là phương pháp học tập theo mục đích. Giáo viên sẽ tập trung vào từng học sinh và cố gắng phân loại các học sinh trong quá trình học. Trong cùng một phòng học, cùng một thời điểm, các giáo viên sẽ đưa ra các hướng dẫn khác nhau với từng học sinh. Với những học sinh có thể hoạt động độc lập, các em sẽ được giao các yêu cầu riêng và các học sinh này có thể học theo nhóm và đóng vai trò trợ giúp đối với các học sinh khác cần hỗ trợ.

Tiếng Anh tại môi trường học tập quốc tế được dạy ra sao? - 4

Các giáo viên TH School đều có chuyên môn sâu và kinh nghiệm giảng dạy quốc tế trong môn học chuyên ngành nhưng vẫn phải trải qua khóa đào tạo EAL để có thể hỗ trợ học sinh tốt nhất.

Việc sử dụng công nghệ trong giáo dục hiện nay là điều rất cần thiết. Vậy công nghệ được áp dụng như thế nào trong việc hỗ trợ dạy tiếng Anh tại trường?

Tận dụng lợi thế về công nghệ, chúng tôi cũng sử dụng các phần mềm khác để hỗ trợ việc học tiếng Anh.

Ví dụ, chúng tôi sử dụng một app có tên gọi “Điểm tin”. Mỗi tin báo được chuẩn bị ở 3 cấp độ khác nhau phù hợp với 3 khả năng ngôn ngữ của các học sinh, vì thế tại cùng một lớp học, các học sinh trình độ khác nhau có thể đọc các bản tin cùng nội dung nhưng cách viết khác nhau một chút. Các học sinh có khả năng ngôn ngữ tốt có thể đọc bản tin gốc, nhưng các học sinh có thể chọn đọc 1 bản tin phù hợp hơn.

Các học sinh có thể làm bài tập, ghi âm bài tập và gửi qua mạng cho giáo viên kiểm tra và phản hồi sau đó. Các bố mẹ cũng có thể theo dõi việc học của các con một cách dễ dàng, xem chúng tiến bộ hay chưa và tiến bộ ra sao. Chúng tôi cũng sử dụng công cụ Google rất nhiều, như công cụ Google lớp học, nơi các giáo trình, tư liệu, video được tải lên kho dữ liệu để các học sinh có thể tiếp cận bất kỳ lúc nào. Giáo viên đưa ra những bài luận để học sinh hoàn thành và gửi qua mạng, qua đó giáo viên có thể đưa ra các nhận xét, đặt các câu hỏi cho học sinh.

Một điều tôi muốn nhấn mạnh là TH School thực sự có một đội ngũ giáo viên rất mạnh. Trường luôn tìm kiếm các giáo viên tốt nhất thông qua quá trình tuyển chọn rất kỹ càng. So với các trường trước đây mà tôi đã dạy thì TH thực sự có đội ngũ giáo viên rất chuyên nghiệp, tôi phải khẳng định như vậy.

Trân trọng cảm ơn thầy!

Hầu như môn học nào các con cũng phải đọc rất nhiều sách gốc tiếng Anh. Đọc xong lại thực hành viết luôn. Ví dụ, với môn văn học Anh, các con được yêu cầu sử dụng văn phong của tác giả viết lại đoạn kết câu chuyện theo ý mình. Hồi con học lớp 7, tôi thấy con có bài tập viết về 7 cột mốc trong cuộc đời học sinh nhưng lại phải viết theo văn phong của Shakespear. Tôi thấy cách học như thế rất thú vị, các con vừa tiếp cận ngôn ngữ rất học thuật nhưng nội dung lại rất gần gũi”- Chị Thanh Nga, phụ huynh học sinh lớp 10 cho biết.