Mô hình hợp tác của thế kỷ 21:

Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa ĐH Giáo dục và trường Olympia

Ngày 3/4/2014 và 26/4/2014 vừa qua, Trường Phổ thông Liên cấp Olympia và Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia, Hà Nội đã chính thức ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược và Kế hoạch triển khai nghiên cứu, ứng dụng các chương trình giáo dục mới vào giảng dạy.

Đây là sự kiện quan trọng trong chiến lược chủ động chuẩn bị và ứng dụng những tiến bộ mới nhất vào công tác giảng dạy trên cả ba phương diện Tư duy - Nhân lực - Công nghệ của trường Olympia.

Cái bắt tay của nghiên cứu và thực tiễn

Sự hợp tác giữa Olympia và Đại học Giáo dục là “cái bắt tay của nghiên cứu và thực tiễn”. Qua đó, học sinh Olympia được thụ hưởng những kiến thức giáo dục khoa học chuyên sâu, ngược lại các giảng viên của Đại học Giáo dục cũng trau dồi, đổi mới phương pháp giảng dạy mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất trong đào tạo.

Hợp tác cũng thể hiện trách nhiệm với cộng đồng của cả hai trường bởi khi cùng chung tay gánh vác và chia sẻ sứ mệnh đào tạo thế hệ trẻ cho đất nước, cả hai trường sẽ đồng hành trong việc nghiên cứu, tìm tòi cập nhật phương pháp dạy và học tiên tiến nhất nhằm đem lại hứng thú cho học sinh.

Bà Phạm Thị Minh An, Phó chủ tịch HĐKH trường Olympia chia sẻ: “Sự hợp tác trong thế kỷ 21 là chia sẻ trách nhiệm và cùng nhau ra quyết định, và mô hình hợp tác giữa Trường Olympia và Đại học Giáo dục là để hiện thực hóa mục tiêu này”.

PGS.TS. Lê Kim Long
PGS.TS. Lê Kim Long, Hiệu trưởng ĐH Giáo dục và Bà Lê Phương Lan, Chủ tịch HĐQT Olympia ký kết Thỏa thuận hợp tác.

Cái bắt tay giữa hệ Đại học và hệ Phổ thông

Trên thế giới, sự liên kết giữa trường Phổ thông và trường Đại học không mới, tạo ra nhiều cơ hội cho hai tổ chức và đem đến cho học sinh và giáo sinh những phương pháp dạy và học hiệu quả. Tuy nhiên, ở Việt Nam, phổ biến là mô hình trường thực hành nằm trong quy mô đại học, mô hình hợp tác độc lập giữa hai hệ Đại học và Phổ thông vẫn chưa phát triển.

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa trường Phổ thông Liên cấp Olympia và Trường Đại học Giáo dục đã đánh dấu sự ra đời của mô hình này ở Việt Nam. Đây là một bước tiến quan trọng của hai tổ chức trong đổi mới phương pháp giáo dục, thay đổi mô hình giảng dạy, hướng tới mục tiêu cao nhất là mang đến cho học sinh những cơ hội học tập thuận lợi nhất.

Tiến sĩ Tôn Quang Cường – Chủ nhiệm Khoa Sư phạm ĐH Giáo dục - ĐHQG Hà Nội, chia sẻ: “Sau quá trình thảo luận, chúng tôi đã thống nhất ba mảng hoạt động hợp tác chính. Một là phối hợp triển khai đào tạo, tập huấn cho giáo viên trường Olympia và giáo sinh trường ĐH Giáo dục. Tiếp theo là kiểm tra, đánh giá, kiểm chứng độc lập giữa hai trường. Và mảng cuối cùng là phối hợp nghiên cứu khoa học. Đây là một mô hình mới trong thực tiễn giáo dục Việt Nam. Buổi lễ này thể hiện tinh thần trách nhiệm của cả bên bên trong việc hợp tác hiệu quả lâu dài sau này.

PGS.TS. Lê Kim Long
TS. Tôn Quang Cường,Chủ nhiệm K. Sư phạm, ĐHGD và Bà Vũ T Diệu Lý, Hiệu trưởng Olympia ký kết Kế hoạch Triển khai.

Một trong những dự án được triển khai ngay sau lễ kí kết là X-cel, chương trình học bổng tài năng Olympia. X-cel là chương trình quy tụ những học sinh xuất sắc về học lực, tài năng và có cống hiến cho cộng đồng. Các em sẽ trực tiếp được các chuyên gia từ Đại học Giáo dục, trường Winchedon (USA) và trường Olympia, những người có sự am hiểu sâu sắc về các lĩnh vực chuyên môn, đồng thời áp dụng các phương pháp, công nghệ hiện đại hướng dẫn.

Trường Đại học Giáo dục và trường Olympia mong muốn rằng mô hình bắt tay hợp tác giữa hệ Đại học và hệ Phổ thông sẽ được nhân rộng bởi những lợi ích, giá trị nhân văn và giá trị xã hội nó đem lại.