Thay vì đi học thêm, sao không rèn kỹ năng tự học?

Phải chăng học sinh Việt Nam thiếu khả năng tự học nên xem lớp học thêm là lựa chọn duy nhất?

Năm học mới, trong khi ngành giáo dục đang siết chặt quản lý dạy thêm, nhiều phụ huynh vẫn thiết kế cho trẻ những lịch trình học thêm đầy “choáng ngợp”.

Việc học thêm sẽ giúp trẻ bổ trợ kiến thức ngoài giờ học chính khóa, nhưng đồng thời cũng cắt giảm thời gian dành cho các hoạt động học tập và vui chơi khác của trẻ. Thay vì “chạy sô” khắp các lớp học thêm, cha mẹ hoàn toàn có thể rèn luyện kỹ năng tự học cho con để trẻ vững vàng, chủ động hơn trong học tập và cuộc sống.


Học thêm - dạy thêm: câu chuyện chưa bao giờ hết nóng.

Học thêm - dạy thêm: câu chuyện chưa bao giờ hết nóng.

Học lâu không bằng học sâu

Trong một buổi trò chuyện với sinh viên, GS Ngô Bảo Châu đã chia sẻ một góc nhìn thực tế: ông nhận thấy sinh viên Mỹ có số giờ học Toán ít hơn so với sinh viên Việt Nam, nhưng trong 4 năm thì kiến thức của họ lại vượt hơn hẳn, một phần do thời gian tự học nhiều hơn.

“Em không/ít đi học thêm mà chỉ tự học” cũng là câu trả lời quen thuộc của các bạn học sinh đạt giải cao ở các kỳ thi quốc gia, quốc tế hay những thủ khoa đại học (80% đến từ vùng nông thôn còn thiếu điều kiện học tập). Trong khi đó, có rất nhiều học sinh bỏ ra nhiều thời gian để học thêm nhưng vẫn không giỏi, thậm chí cảm thấy chán nản và lười học hơn.

Lý giải thực tế này, ông Trương Minh châu, Giám đốc đào tạo chương trình học tiếng Anh qua Toán và Khoa học iSMART nhận định: “Trẻ học thêm quá nhiều khó có thời gian tự học, nghiền ngẫm kiến thức - cơ sở cho học tập sâu và phát kiến mới. Thời gian học thêm có nhiều nhưng nếu chỉ tiếp thu thụ động, các em sẽ không thể “đối phó” được các dạng bài mới và mất đi sự linh hoạt khi giải quyết vấn đề”.

Theo ông Châu, học ít hay học nhiều không quan trọng bằng cách học ra sao. “Học nhiều mà học nhồi nhét, học thụ động sẽ khó có hiệu quả. Do đó, phụ huynh cần cân nhắc khi sắp xếp việc học thêm cho con, để con có thời gian tự học”, ông Châu chia sẻ.

Bố mẹ cần giúp con lập một thời gian biểu khoa học và hợp lý, để con có thời gian đọc bài trước khi lên lớp và hiểu sâu bài học sau khi về nhà.
Bố mẹ cần giúp con lập một thời gian biểu khoa học và hợp lý, để con có thời gian đọc bài trước khi lên lớp và hiểu sâu bài học sau khi về nhà.

Điểm cao không cần là mục tiêu số 1

Rèn luyện khả năng tự học ngay khi còn nhỏ là một bước quan trọng giúp con đi lâu dài trên con đường học tập sau này. Thế nhưng, tự học là gì và trẻ nên tự học như thế nào?

Tự học không chỉ là tự làm bài tập ở nhà. “Tự học là khi học sinh chủ động, tự giác và tự do khám phá tri thức bằng cách riêng của mình. Học qua Internet, qua sách, báo, qua các thí nghiệm khoa học… đều là những cách tự học thú vị”, ông Trương Minh Châu nói.

Ông Châu cũng đưa ra một số lời khuyên cho cha mẹ giúp trẻ tăng sự chủ động trong học tập mà không cần học thêm:

Thứ nhất, đối với học sinh tiểu học, mục tiêu số một của việc học không nên là điểm số. Thay vào đó, trẻ cần tìm thấy niềm vui và sự đam mê với việc học. Môi trường cần phong phú mới mẻ, nhiều hoạt động khơi gợi trí tò mò và óc tưởng tượng. Việc học khi đó sẽ thành một sở thích, thói quen tự thân thay vì nghĩa vụ.

Bố mẹ và thầy cô cần trở thành người bạn, người đồng hành học tập, “quan sát từ xa” thay vì quản lý khắt khe hay “học hộ” trẻ. Việc ngồi kè kè theo dõi của người lớn có thể gây tác dụng ngược: trẻ tranh thủ nghỉ “xả hơi” khi không có sự giám sát của bố mẹ, thầy cô.

Thứ hai, để việc tự học sâu sắc và hiệu quả, trẻ cần tích lũy đủ “công cụ”, kỹ năng cần thiết. Bên cạnh khả năng đọc hiểu và tư duy logic, vốn hiểu biết các từ vựng thuật ngữ tiếng Anh sẽ là giúp trẻ “mở khóa”, tiếp cận “kho tàng” kiến thức nhân loại qua Internet và nguồn sách, báo khác”.

Bố mẹ và thầy cô nên là người bạn khuyến khích sự chủ động nơi trẻ, tuyệt đối không nên “học thay” trẻ
Bố mẹ và thầy cô nên là người bạn khuyến khích sự chủ động nơi trẻ, tuyệt đối không nên “học thay” trẻ

Giáo dục kiểu vòng xoáy trôn ốc “Khả năng tự học của mỗi học sinh khác nhau. Vì vậy, nếu trẻ không hiểu được một chỗ nào đó trong quá trình tự học thì cha mẹ không nên nóng vội. Giáo dục như vòng xoáy trôn ốc, sẽ quay lại nhiều lần để bổ sung, nâng cao kiến thức cho con”, ông Châu cho biết.

Thực tế, trẻ tiếp cận kiến thức Toán và Khoa học bằng tiếng Việt trong những giờ học chính khóa sẽ có cơ hội ôn lại và học sâu thêm (bằng tiếng Anh) qua các lớp tiếng Anh bổ trợ, với chương trình học tiếng Anh qua Toán và Khoa học. Điều này không chỉ kích thích trí thông minh ngôn ngữ mà đồng thời phát triển tư duy logic của trẻ. Nhờ vào đó, trẻ học tốt ngay khi ở trường và chủ động với việc học tập của mình.

Tìm hiểu chi tiết về chương trình học tiếng Anh qua Toán và Khoa học iSMART tại đây hoặc liên hệ 0901 456 913.