Thanh Hóa: Hơn 4.300 phòng học tạm, bán kiên cố

(Dân trí) - Do khó khăn về nguồn kinh phí, việc đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho các nhà trường trong năm chiếm số lượng không đáng kể do nên hiện học sinh còn phải học trong hơn 4.000 phòng học tạm, bán kiên cố.

Theo con số thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa về cơ sở vật chất, bậc học Mầm non có tổng 6.360 phòng học, thì còn 1.311 phòng học bán kiên cố và 707 phòng học tạm thời. Bậc tiểu học có 10.157 phòng học, trong đó có 1.476 phòng học bán kiên cố và 146 phòng học tạm. 

Học sinh học ở gầm nhà sàn.
Học sinh học ở gầm nhà sàn.

Đối với bậc THCS có 6.411 phòng học, trong đó có 379 phòng học bán kiên cố và 42 phòng học tạm. Bậc THPT có 2.725 phòng học, thì vẫn còn 174 phòng học bán kiên cố và 25 phòng học tạm. Trung tâm giáo dục thường xuyên có 323 phòng học, trong đó có 75 phòng bán kiên cố và 31 phòng học tạm.

Ngành Giáo dục Thanh Hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất khi vẫn còn 4.366 phòng học tạmbán kiên cố. Trong đó, bậc học mầm non hiện vẫn còn thiếu phòng học. Cùng với việc tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học, thì việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục vẫn được xem là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành Giáo dục Thanh Hóa.

Nhiều phòng học phải ngăn đôi chỉ bằng một tấm bạt sơ sài.
Nhiều phòng học phải ngăn đôi chỉ bằng một tấm bạt sơ sài.

Tuy nhiên, theo Sở GD-ĐT Thanh Hóa, việc đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho các nhà trường trong năm chiếm số lượng không đáng kể do khó khăn về nguồn kinh phí đầu tư.

Một nguyên nhân góp phần tăng tỷ lệ phòng học kiên cố so với năm trước phần lớn là do quy mô số lớp giảm, phòng học tạm sử dụng ít hơn.

Nhiều lớn học còn tạm bợ, đơn sơ.
Nhiều lớn học còn tạm bợ, đơn sơ.

Duy Tuyên