“Than ôi thời lạm phát học sinh giỏi”

(Dân trí)-Hàng trăm độc giả gửi ý kiến đến báo <i>Dân trí</i> bày tỏ sự đồng cảm với tác giả bài viết “Nỗi lo học sinh toàn… giỏi!”. Đông đảo bạn đọc là giáo viên, phụ huynh cũng đề xuất biện pháp “chữa trị bệnh thành tích" mà họ cho rằng “còn nặng hơn cả bệnh ung thư”.

“Cận cảnh” căn bệnh thành tích từ góc nhìn của người trong cuộc

 

Trong hàng trăm ý kiến gửi đến báo Dân trí, có rất nhiều người hiện đang là giáo viên các trường phổ thông, họ chia sẻ rất “bức xúc”, “đau khổ” trước bệnh thành tích của ngành Giáo dục. Xin trích đăng một số ý kiến: 

“Thật là đau khổ cho những giáo viên đang trực tiếp đứng lớp giảng dạy khi có một thực tế là học sinh thì vô cùng lười học mà kết quả vẫn phải cao. Vì kết quả cao nên học sinh càng lười học.” - Người gửi: Lẹthihonghue, email:  honghue2679@gmail.com 

“Tôi là một giáo viên rất bức xúc trước bệnh thành tích của ngành Giáo dục. Học sinh học rất yếu mà vẫn phải cho lên lớp.” - Email:  Thuy@gmail.com    

“Tôi biết có nơi nếu để học sinh Yếu thì giáo viên đó phải lên Phòng Giáo dục để giải trình cơ.” - Người gửi:  Vũ Khuê, email:  vukhue24@gmail.com  

“Trường tôi, HS bỏ thi cũng phải cho điểm nữa là. Chứ vậy nhằm nhò gì” - Người gửi:  Hà Nam, email:  nguyentuhast@gmail.com 

 

“Chị tôi làm giáo viên cấp 1 hay than rằng đầu năm trường chỉ tiêu rõ ràng từng giáo viên bao nhiêu học sinh giỏi , bao nhiêu tiên tiến và bao nhiêu Trung bình và nhất định ko được để có học sinh Yếu, nếu giáo viên nào để có học sinh Yếu là khỏi nghỉ hè, nghe giống như là công ty giao chỉ tiêu doanh số vậy.... “ - Người gửi:  Nguyen Thi Thanh Thuy, email:  TTVNVTA@gmail.com 

 

“Tôi là một giáo viên tiểu học, xin được nêu thực trạng HS Giỏi ở tiểu học như sau:

 

1. Chủ trương của ngành GD là "nói không với bệnh thành tích" nhưng cấp trên khoán  80% HS phải đạt giỏi và khá, mà năm sau phải cao hơn năm trước nên sẽ có năm số lượng HSG sẽ vượt con số 100% nữa kia!

 

2. Hầu hết các ông bố, bà mẹ đều tìm mọi cách để các cháu phải giỏi (kể cả học thêm lẫn quan hệ với GV). Mặc dù trong số các HS giỏi ấy, có cháu trình độ không đáng được 5 điểm!

 
3. Nếu cháu nào bài kiểm tra không đạt điểm 9 hay 10 thì sẽ làm bài kiểm tra lại cho đến khi nào được 10 thì mới thôi, vì đầu năm cô đã "chấm" cháu đạt HS giỏi rồi!

 

... và còn rất nhiều lí do khác nữa, nhưng nói ra ở đây thì buồn lắm các bác ạ! Các bác lãnh đạo của ngành hãy đi sát thực tế hơn để tìm hiểu thực trạng rồi tìm cách mà "chữa trị" chứ không tôi có cảm giác "bệnh thành tích" của ngành Giáo dục còn nặng hơn cả bệnh ung thư cơ!” -  Người gửi:  Giấu tên, email:  nguoikhngmangho_7x@yahoo.com.vn 

 

Không chỉ giáo viên bức xúc, nhiều phụ huynh cũng “chán nản” với việc “bội thực” học sinh giỏi:

 

“Ngày 25/5, tôi đi họp phụ huynh cho con, cô thông báo 100% HS của lớp đạt học sinh giỏi. Chả là trước ngày thi học kỳ cô cho HS học thuộc lòng các bài văn, bài toán sau đó khi thi sẽ thi vào một trong những bài đó. Bố mẹ tìm những bài khác hướng dẫn con không nghe vì không đúng những bài của cô. Đúng là bệnh thành tích, chán thật!” -  Người gửi:  Me yeu con, email:  Billbong268@yahoo.com 

 

“Lớp con tôi cũng vậy, lớp có 32 cháu thì 31 cháu là HS giỏi, thật không biết là sao, sao phải như vậy nhỉ, là phụ huynh tôi không cần thành tích ảo, chỉ mong nhà trường đánh giá đúng lực học của các cháu” - Người gửi:  Long, email:  thelong_hoang34@yahoo.com 

  

Học sinh toàn giỏi, học sinh Khá trở thành của hiếm
Lớp toàn học sinh Giỏi, học sinh Khá trở thành "của hiếm".
 
“Chủ nhật vừa rồi đi họp phụ huynh cuối cấp cho cháu. Lớp 5 của con tôi 56/56 cháu học sinh giỏi. Tôi không tin, vì con tôi học thế nào tôi biết. Tôi thấy buồn khi con lại đựoc học sinh giỏi.” - Người gửi:  Daniel Bắp, email:  Bapngo03@yahoo.com 

 

“Tôi mới đi họp phụ huynh chủ nhật ngày 25/5/2014, lớp con tôi 36 cháu có 35 cháu học sinh Giỏi và 1 Khá (do làm bài kiểm tra bù do ốm), nếu không thì 100% Giỏi.” - Người gửi:  khanh phuong, email:  khanhphuong2050@gmail.com 

 

“Mình là phụ huynh, vừa rồi đi dự lễ Tổng kết của lớp cấp 3: 100% loại giỏi, về nhà hỏi con thì biết rằng chỉ học các môn khối A, các môn khác giáo viên cho điểm mà hầu như không học.” - Người gửi:  Trương Quang Dũng

 

“Tôi vô cùng thất vọng với cách dạy và học hiện nay, cơ bản chạy theo thành tích. Bản thân là phụ huynh, cái tôi cần là thực tế.” - Người gửi:  Đoàn Duy Tùng, email:  thienbachcompany@gmail.com 

 “Nói chung là buồn cho nền giáo dục hiện nay lắm. Con tôi cũng đang học tiểu học. Cháu toàn được nhận danh hiệu học sinh giỏi từ lớp 1 đến giờ nhưng tôi không thấy tự hào chút nào vì hằng ngày kèm con học tôi biết sức học của con mình thế nào mà. Tất cả chỉ tại căn bệnh THÀNH TÍCH thôi.” -Người gửi:  Luu Thu Hao, email:  hhlongha@gmail.com 

 

“Con tôi học lớp 5, cả lớp có 66 cháu, cả 66 cháu học sinh giỏi.” - Người gửi:  Hoàng Minh Hà, email:  minhha@gmail.com 

 

“Bài báo viết rất thực tế. Lớp con trai mình học có 40 học sinh (trong đó: Giỏi: 20, Khá: 13, Trung bình: 7). Cháu rất vui khi được giáo thông báo đạt học sinh giỏi. Còn mình thí rất rất buồn. Vì sao? Toán thì không bàn đến, nhưng Tiếng Việt thì cháu  rất dở thế mà thi vẫn điểm cao (9 điểm). Cô giáo viết  sẵn, bắt về nhà đọc thuộc. Mình đề nghị con tự làm, nhưng bé nói: cô giáo nói là không được. Cô bắt cả lớp học thuộc và bạn nào thuộc thì mới được ra chơi, con không phải học thuộc. Mới lớp 2 mà như thế này rồi sao? Làm cho các bé thụ động, không phát huy được điểm mạnh cũng như điểm yếu để  biết còn uốn nắn. Giáo dục kiểu này đào tạo ra những con robôt chính hiệu.” - Người gửi:  Hằng, email:  hang.nguyenthuy0302@gmail.com 

 

Bệnh thành tích: Lỗi tại ai?

 

“Tôi cũng là giáo viên, tôi chán bệnh thành tích của giáo dục lắm rồi, lớp tôi chủ nhiệm, có phụ huynh ngày nào cũng tới xin điểm cho con để con họ trở thành học sinh giỏi. Phụ huynh mà còn thích sĩ hão, giáo dục thì thích thành tích. Chúng tôi một mình không làm được, vì tôi chỉ dạy môn phụ, nên tôi chẳng làm được gì để ngăn được những người thích sĩ hão. Buồn.” - Người gửi:  vân, email:  giaovien79@gmail.com 
 
“Nếu không đủ số lượng học sinh giỏi, giáo viên không được xét thi đua, nhà trường không đạt chuẩn.” - Người gửi:  LA VĨ, email:  vilinhdienbien@gmail.com 

 

“Cái này do cơ chế thôi, ai bảo cứ xét tuyển là yêu cầu học sinh giỏi bao nhiêu năm nên phải lo trước. Như ngày xưa đâu cần học sinh giỏi. Học tốt vào là thi được nên thành tích tốt hay không nó thực chất hơn.” -   Người gửi:  phuc, email:  duongxuanphuc110901@gmai.com 

 

“Các trường đặt tiêu chí học sinh phải giỏi gần hết cả lớp thì giáo viên mới được xét giáo viên dạy giỏi. Vì vậy giáo viên cho cả lớp giỏi tất để đủ điều kiện xét thi đua!” -  Người gửi:  nui, email:  mnui24@yahoo.com 

 

“Mình cũng là giáo viên. Cuối năm có phụ huynh hỏi trước là cháu có được học sinh Giỏi không. Mình nói cháu xếp loại Khá. Họ buồn lắm, hỏi cô có giúp cháu đạt HS giỏi được không. Mình thật sự không hiểu nổi họ nghĩ gì. Bệnh thành tích không chỉ do ngành giáo dục, mà do cả tâm lý của phụ huynh nữa. Thật sự chỉ mong sao hai từ thực chất. Để giáo viên không phải mệt mỏi vì thành tích như bây giờ.” - Người gửi:  ngyet anh, email:  xuandung1178@gmail.com 

 

“Học sinh cấp 2 giỏi thì được cộng 5 điểm khi thi vào lớp 10 thử hỏi phụ huynh nào ko lo chạy theo thành tích?” - Người gửi:  hung, email:  hung.tranvan1970@gmail.com 

 

“Bây giờ trước thi toàn cho đề cương thi trước, số lượng đề ra không nhiều so với đề thi, vậy nên học là trúng tủ. Vậy hỏi sao không giỏi được. Nhiều phụ huynh còn không hiểu sao con mình giỏi nữa.” - Người gửi:  Nguyen Thi Hien, email:  nhuanh.spgvina@gmail.com 

 

“Làm gì mà không giỏi! con tôi mới xong lớp lớp 6, mỗi môn thi học kỳ đều được nhà trường đưa đề cương ôn tập (khoảng 2 mặt tờ A4), cu cậu học 1 ngày là xong, tôi rượt lại cho một lần là thi 10 liền, bét cũng 9; tổng kết cuối năm 9,1 đúng thứ... 31/53 bạn của lớp. Chắc lớp con tớ toàn thần đồng. Hix.” -  Người gửi:  Nam, email:  qduongdinh@yahoo.com 

 

“Con tôi đang học lớp 4, tôi thấy cứ đến kỳ thi môn tập làm văn cháu được thầy cô làm sẵn cho bắt về học thuộc kể cả dấu chấm, phảy, ...  Thi điiểm dưới 10 sao được, thấy con được điểm 10 mà buồn quá!” -  Người gửi:  Giang lam, email:  Ly.khanh080307@yahoo.com 

 

Độc giả hiến kế “trị” bệnh thành tích

 

“Cái này cũng rất khó với các thầy cô! Nếu 1 thầy cô chấm điểm chặt còn các thầy cô khác không chặt, thì chính các em bị chấm điểm chặt sẽ bị thiệt! Vì sao ư? Vì sinh viên ra trường xin vào đâu cũng đòi bằng khá giỏi, học sinh thi chuyển cấp cũng đòi bằng khá giỏi rồi còn cộng điểm theo học bạ… Theo tôi nên chăng bỏ quy định xếp hạng tốt nghiêp, bỏ quy định hồ sơ xin việc chuyển cấp phải xem đến học bạ. Thì sẽ bỏ được căn bệnh thành tích trong giáo dục.” -  Người gửi:  Binh, email:  Vietnhatvip@gmail.com 

 

“Bây giờ đạt học sinh giỏi ở trường học không thôi là điều quá bình thường rồi. Các bạn lớp mình thi nhau đi thi các cuộc thi dành cho thiếu niên do các tổ chức nước ngoài tổ chức. Qua các kì thi, các bạn được cọ xát với thế giới bên ngoài và biết được nhiều người bạn còn giỏi hơn mình nhiều,mình còn hơi "ếch ngồi đáy giếng" hay "tự thỏa mãn với bản thân". Mình đạt danh hiệu giỏi ở lớp thôi chưa đủ, mình thấy ngượng với các bạn năng động cùng lớp với mình.” -  Người gửi:  antti, email:  dieuanh0408@yahoo.com.vn  

“Mỗi năm từ Bộ đến các Sở, phòng Giáo dục nên phúc tra một đến 2 lần nếu kết quả quá lệch với điểm tổng kết thì quy trách nhiệm cho ban giám hiệu và giáo viên dạy môn đó thì mới thực chất được. Tôi thấy đứa con ông anh cùng cơ quan học 9 năm liền giỏi tôi lấy bài toán lớp 8 bảo làm thì nó nói học lâu quên rồi đúng là toàn học vẹt.” -  Người gửi:  Vt , email:  Khongnhongaymai30@tahoo.com 

 

“Tôi thấy phần lớn các trường  ở thành phố đánh giá học sinh còn chạy theo thành tích. Chất lượng HS giỏi ở thành phố thường cao chót vót như vậy nhưng khi đi thi đại hoc thì tỉ lệ đỗ lại thấp hơn các trường ở tỉnh lẻ, có nhiều HS ở nông thôn theo học. Tôi thiết nghĩ Bộ Giáo dục đã đến lúc nên bỏ việc khoán chỉ tiêu cho các trường thì mới chấm dứt được bệnh THÀNH TÍCH ở các cấp học.” -  Người gửi:  Nguyễn Thị Mai, email:  maidoxuyen@yahoo.com.vn 

 

“Tôi khuyên mọi người đứng áp đặt vô cớ, đừng yêu cầu con cái mình phải đạt được thành tích này, thành tích nọ, chỉ cần quan tâm đến thái độ học tập.” - Người gửi:  Lộc, email:  hathanhloc1980@yahoo.com    

 

“Nếu cấp 2 không đạt loại giỏi thì khả năng vào được trường THPT công lập không cao. Mỗi năm cộng 2 điểm, 4 năm 8 điểm cộng với điểm nghề loại giỏi 2 điểm nữa thế là tròn 10 điểm. Nhiều học sinh nhờ điểm cộng cao mà được cứu. Đây chính là lí do khiến phần lớn các bậc phụ huynh phải lao vào "học" cùng các con. Con học ở trường, phụ huynh "học" ở nhà cô chủ nhiệm, cô bộ môn. Nếu chúng ta đừng quá đề cao những thành tích ảo, chú trọng vào giáo dục tư duy, giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề thì sẽ không còn những đứa trẻ phải ngày đến lớp, tối ở lớp học thêm nữa, sẽ không còn hiện tượng áp lực ghê gớm trong kì thi, không còn hiện tượng quay cóp nữa... Chung quy lại, với lề lối thi cử và cách đánh giá học sinh như hiện nay đã tạo áp lực vô cùng lớn đến học sinh, phụ huynh và giáo viên. Cần thay đổi cách thức thi cử và đánh giá học sinh chú trọng kĩ năng hơn kiến thức. Hãy biến hoạt động học tập của học sinh thành hoạt động tự nguyện! Hãy tạo cho các con một môi trường học tập thật trong sạch và lành mạnh!” -  Người gửi:  nguyễn viêt nam,  anh7380@yahoo.com 

“Nếu mà sắp tới áp dụng việc xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp và điểm trung bình 3 năm học cấp 3, có lẽ, tỷ lệ học giỏi sẽ còn cao hơn nữa.” - Người gửi:  Nguyễn Thành Đông, email:  thanhdong22@yahoo.com   

 

“Tôi là một giáo viên, đọc bài này và những lời bình tôi thấy rất đúng với tâm trạng của tôi. Một điều đáng buồn là học sinh Giỏi và Khá rất nhiều nhưng kiến thức và năng lực học tập rất yếu. Đấy là do bệnh thành tích của ngành Giáo dục và các cơ quan quản lý khi nào cũng muốn thành tích năm sau phải cao hơn năm trước. Tôi nghĩ đã đến lúc Bộ GD-ĐT cần thay đổi Thông tư 58 về xếp loại học sinh, không thì học sinh bây giờ không cần cố gắng vươn lên trong học tập mà vẫn đạt loại Khá.” - Người gửi:  Ho Van Nhan, email:  nhan.hvan@yahoo.com.vn 

 

“Rất may con tôi học "trường làng" kết quả phản ánh đúng lực học, thày cô thì tâm huyết với nghề nên con tôi may mắn hơn các học sinh "trường điểm". Đừng khoác lên học sinh của mình, con cái của mình cái vỏ ngoài không thực chất các thày các cô và các bậc làm cha mẹ à, bởi vô hình dung mình đang hại con mình, học sinh của mình những mầm non tương lai của đất nước.” -  Người gửi:  phuong, email:  phuongnt.vdb@gmail.com 

 

“Không nên tiếp tục bệnh thành tích nữa. Cần làm sao để giúp các em học sinh học tập, phát triển kiến thức và kỹ năng, năng lực của bản thân để sau này vững vàng trong cuộc sông. Bệnh thành tích cũng sẽ gây áp lực cho học sinh và phụ huynh.” -  Người gửi:  Lan Phương, email:  phuonglhd@yahoo.com.vn 

 

“Nên chấp nhận giáo dục thực chất hơn là bằng cấp. Cái cần đào tạo là giúp học sinh nắm vững kiến thức của mình để áp dụng thực tế hơn là học vẹt, học tủ, học theo khuôn mẫu mà giáo viên đã cho biết trước đề.”-   Người gửi:  Ngoc Anh, email:  tna_dn83@yahoo.com   

 

Nguyên Chi (tổng hợp)