“Sách toàn đánh đố học sinh”

(Dân trí) - Nhiều độc giả bày tỏ sự bức xúc trước việc các nhà biên soạn sách Tiếng Việt lớp 5 trích dẫn tác phẩm “Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích” của nhà văn Nguyễn Đình Thi vào sách khiến học sinh dễ hiểu nhầm về truyền thuyết Thánh Gióng.

Đoạn trích trong tác phẩm nói trên của nhà văn Nguyễn Đình Thi được các nhà biên soạn sách giáo khoa (SGK) sử dụng làm ngữ liệu cho SGK Tiếng Việt lớp 5 và tài liệu “Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5, tập 2A” để dạy về từ ngữ thay thế. Nhiều bạn đọc nhận định, việc lựa chọn đoạn trích này đưa vào bài học tiếng Việt dễ khiến học sinh hiểu sai lệch về truyền thuyết Thánh Gióng.
 
Đây là sách dạy thử nghiệm.
Đoạn trích dẫn tác phẩm “Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích” của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong cuốn sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5, bài “Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế”. (Ảnh: Thái Bá)
 
Xin giới thiệu một số ý kiến của bạn đọc báo Dân trí:

“Nếu đọc toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Đình Thi thì ai cũng hiểu đó là cảm xúc của nhà văn. Nhưng đằng này lại trích dẫn cho con trẻ một mẩu như vậy chẳng khác gì xuyên tạc tích xưa.” - Người gửi: Phạm Ngọc Trường, Email: truonglynx@gmail.com

“Đoạn trích này không nên đưa vào cho mấy em học sinh nhỏ học, các em nó chưa đủ hiểu biết để tiếp thu ý nghĩa của bài viết của tác giả dẫn đến các em hiểu sai về truyền thuyết này.” - Người gửi: tri nguyen, Email:  tringuyenfifa@gmail.com 

“Người biên soạn cũng đã không tính đến yếu tố hơi ngắn của đoạn văn trích, có thể gây ra tư duy sai ở người đọc vội vàng. Gọi là có thể, chứ không phải là chắc chắn, bởi câu từ trong đoạn văn rất cụ thể nếu ta đọc cẩn thận.” - Người gửi: Việt, Email:  tinhcau80@yahoo.com 

“Theo tôi, sai lầm mắc phải là trích đoạn không đầy đủ bài viết của của nhà văn Nguyễn Đình Thi, dễ gây hiểu sai bản chất của vấn đề. Tốt nhất, không nên trích dẫn những đoạn viết như thế để dạy học sinh.” - Người gửi:  Hanh, Email:  dophuhanhvc5@gmail.com 

“Tôi thấy các sách giáo khoa, sách tham khảo của các cấp, nhất là cấp tiểu học, hiện nay các cháu đều học theo cách viết sách của các giáo sư thì khó nhọc lắm. Còn các điều cơ bản học làm người thì hầu như không thấy. Trước hết, là cần học cái gần gũi của gia đình, nhà trường rồi đến xã hội. Đằng này, toàn những đánh đố học sinh, thậm chí người lớn đọc còn chẳng hiểu sách viết gì.” - Người gửi: Tặng, Email: thanhhungsphb@gmail.com

“Đoạn văn này ở trang 86, sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập hai. Trong lần góp ý thay sách giáo khoa tiểu học (cách nay khoảng 5-7 năm gì đó), tôi có nêu vấn đề này ra nhưng không được cấp trên phản hối. Nhân dịp này, tôi rất mong Bộ GD-ĐT xem lại.” -  Người gửi:  Trần Văn Thanh, Email:  thanh501032@gmail.com 

“Đến bao giờ các bác mới hiểu cho học sinh chúng không phải cái máy và không phải bộ lưu trữ thích nhét cái gì thì nhét.” - Người gửi: chuong, Email: chuong.bk87@gmail.com

“Không biết chủ biên có đọc lại không? Bộ GD-ĐT có nghiệm thu thanh toán không? Nếu có sao để xảy ra sai sót thế này?” -  Người gửi:  Trần Đại Lượng, Email:  Dailuong@yahô.com.vn 

“Cải tiến kiểu gì không biết?” - Người gửi:  lê thanh yên, Email:  lethanhyen54321@gmail.com 

“Kính gửi Bộ GD, chúng tôi mong có nhiều sách để thêm kiến thức cho mình. Trước khi xuất bản loại sách nào, Bộ hãy kiểm tra cho kĩ nhé.” -  Người gửi:  Nguyễnlan, Email:  Nguyenthilankeu@gmail.com 

“Đây chính là sự cẩu thả, vô trách nhiệm của người biên soạn, người kiểm tra, thể hiện sự không tôn trọng người khác, và không tôn trọng chính mình.” -  Người gửi:  Nhữ Đình Ngọc, Email:  nhudinhngoc@gmail.com 

“Dù là ai chủ biên đi nữa nhưng khâu kiểm duyệt trước khi xuất bản mà làm hết trách nhiệm thì đã không xảy ra sự việc này!” - Người gửi:  Hoàng Việt, Email:  mario_2412@yahoo.com   

“Tại sao khâu thẩm định trước khi khi in không phát hiện ra nhỉ? không chấp nhận bất cứ sự ngụy biện nào.” -  Người gửi:  Hoàng, Email:  Thientvpharm@gmail.com 
 

“Tôi nghĩ, đoạn văn trên là của nhà văn Nguyễn Đình Thi, mục đích người biên soạn đưa vào chỉ để làm ngữ liệu cho học sinh thực hành phần Tiếng Việt. Nhưng để trọn vẹn hơn thì người dạy phải cho học sinh thấy được sự khác nhau của truyền thuyết "Thánh Gióng" với bài viết của Nguyễn Đình Thi trong quá trình dạy. Có như vậy mới tránh cho các em hiểu sai về nhân vật Thánh Gióng - sản phẩm trí tuệ của nhân dân lao động từ thời xa xưa!” - Người gửi:  Khanh, Email:  khanh782003@yahoo.com.vn 

 
Nguyên Chi (tổng hợp)
 

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!