Những con số ấn tượng trong giáo dục phổ thông

(Dân trí) - Năm học 2015 - 2016, ngành Giáo dục nỗ lực thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Việc đổi mới hoạt động dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá các hoạt động giáo dục có chuyển biến tích cực. Các điều kiện đảm bảo chất lượng được tăng cường. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên…

57 tỉnh thành thí điểm chương trình Tiếng Anh theo đề án 2020

Theo Bộ GD&ĐT, đến nay đã có 1.648 trường THCS đăng ký thực hiện mô hình trường học mới lớp 6 và 1.178 trường tiếp tục thực hiện mô hình trường học mới lớp 7 năm học 2016-2017.

Việc triển khai thí điểm chương trình tiếng Anh theo Đề án 2020 ngày càng được mở rộng. Cụ thể, từ 30 tỉnh với hơn 7 nghìn học sinh tham gia thí điểm tiếng Anh lớp 6 năm học 2012-2013, Năm học 2015-2016 có 57 tỉnh/thành phố triển khai ở lớp 6 với số lượng hơn 220.000 học sinh (tăng 1 tỉnh/thành phố và hơn 95.000 học sinh so với năm học 2014-2015).

Biểu đồ 1, so sánh số lượng học sinh học được học chương trình tiếng Anh mới (hệ 10 năm) với số học sinh học tiếng Anh năm học 2015-2016.

Những con số ấn tượng trong giáo dục phổ thông - 1

Nguồn: Báo cáo của Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020, 2016

Mô hình VNEN tăng gần gấp 3 năm 2015

Triển khai mô hình trường học mới (VNEN) cấp tiểu học và bước đầu triển khai ở trung học cơ sở, tạo môi trường giáo dục dân chủ, hợp tác cho học sinh, giúp học sinh chủ động, linh hoạt, sáng tạo và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện.

Biểu đồ 2, so sánh số lượng trường học triển khai Mô hình trường học mới và Công nghệ tiếng Việt 1 năm học 2014 – 2015 với năm học 2015-2016

Những con số ấn tượng trong giáo dục phổ thông - 2

Cụm thi Trường ĐH chủ trì gấp đôi năm ngoái

Rút kinh nghiệm từ việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, năm nay Bộ GD&ĐT đã có những điều chỉnh phù hợp hơn.

Kỳ thi năm nay, cả nước có 120 cụm thi, trong đó có 70 cụm thi (với 780 điểm thi) do trường đại học chủ trì và 50 cụm thi (với 672 điểm thi) do sở GD&ĐT chủ trì với tổng số 887.404 thí sinh đăng ký dự thi.

Biểu đồ 3: So sánh tỷ lệ thí sinh đăng ký thi để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015 và 2016

Nguồn: Báo cáo của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, 2016
Nguồn: Báo cáo của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, 2016

Tỷ lệ thí sinh dự thi cao, đạt gần 99% (môn Toán: 99,11%; Ngoại ngữ: 96,00%; Ngữ Văn: 99,03%; Vật lý: 98,70%; Địa lý: 98,65%; Hóa học: 98,47%; Lịch sử: 96,38%; Sinh học: 98,52%). Tổng số thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT: 805.603 thí sinh; tổng số thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT: 749.020 thí sinh, đạt tỷ lệ 92,98%.

Biểu đồ 4, so sánh tỷ lệ số cụm thi THPT quốc gia và tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT theo cụm năm 2015 và 2016

Nguồn: Báo cáo của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, 2016
Nguồn: Báo cáo của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, 2016

Trường đạt chuẩn quốc gia tăng nhanh

So với năm học 2014 - 2015, số lượng trường đạt chuẩn quốc gia ở tất cả các cấp học đều tăng trong năm học 2015 - 2016. Các địa phương đã chủ động, tích cực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư cho giáo dục.

Biểu đồ 7: So sánh số trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp năm học 2014 - 2015 và năm học 2015 - 2016

Nguồn: Báo cáo của Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ Giáo dục Tiểu học và Vụ Giáo dục Trung học, 2016
Nguồn: Báo cáo của Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ Giáo dục Tiểu học và Vụ Giáo dục Trung học, 2016

Năm đầu tiên áp dụng tăng học phí từ 10-12%

Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện thu học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ với mức thu tăng từ 10 đến 12% so với năm 2015.

Tổng thu sự nghiệp của các cơ sở giáo dục tăng khoảng 9,2% so với thực hiện năm 2015.

Gần 100% trẻ 5 tuổi được đến trường

Năm học 2015-2016, Bộ đã kiểm tra, công nhận 09 tỉnh đạt chuẩn PCGDMNTNT (có 08 tỉnh đang được Bộ thẩm định hồ sơ).

Tính đến hết năm học 2015-2016, cả nước có 50/63 tỉnh được công nhận đạt chuẩn PCGDMNTNT (tỷ lệ 79,4%), 97,8% đơn vị cấp xã, 92,4% đơn vị cấp huyện.

Như vậy, về cơ bản đã thực hiện được mục tiêu của Quyết định 239/QĐ-TTg về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

Trong năm học 2015 - 2016, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ, trẻ mẫu giáo, trẻ mẫu giáo 5 tuổi đều tăng so với năm học 2014 - 2015.

Biểu đồ 8, so sánh tỷ lệ huy động trẻ đến trường của giáo dục mầm non năm học 2014-2015 và 2015-2016

Nguồn: Báo cáo của Vụ Giáo dục Mầm non, 2016
Nguồn: Báo cáo của Vụ Giáo dục Mầm non, 2016

100% địa phương đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS

Tính đến tháng 6/2016, có 63/63 tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS, đạt tỉ lệ 100%. Có 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, tỉ lệ học sinh 15-18 tuổi có bằng tốt THCS là 89,46%. Hiện vẫn còn 07 xã của 04 tỉnh, thành phố chưa đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.

Biểu đồ 9, so sánh tỷ lệ xếp loại năng lực học sinh tiểu học năm học 2014-2015 và năm học 2015-2016

Nguồn: Báo cáo của Vụ Giáo dục Tiểu học, 2016
Nguồn: Báo cáo của Vụ Giáo dục Tiểu học, 2016

Học sinh THPT đoạt Huy chương Bạc cao

Công tác tuyển chọn, tập huấn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế tiếp tục được đổi mới.

Trong tổng số 31 lượt thí sinh dự thi Olympic các môn văn hóa quốc tế, khu vực, kết quả: 05 Huy chương Vàng, 14 Huy chương Bạc, 10 Huy chương Đồng và 02 bằng khen.

Thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật quốc tế dành cho học sinh trung học có 03 dự án đoạt giải Ba, tiếp tục là một trong 34 nước có dự án đoạt giải trong tổng số hơn 70 nước tham dự.

Biểu đồ 10, so sánh tỷ lệ học sinh đạt giải Olympic khu vực và quốc tế năm 2015 và năm 2016

Nguồn: Báo cáo của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục. 2016
Nguồn: Báo cáo của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục. 2016

Gần 30.000 người được xóa mù

Các địa phương đã huy động được hàng triệu lượt người ở các độ tuổi tham gia học tập trên các lĩnh vực, tích cực triển khai công tác xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.

Biểu đồ 11, so sánh số lượt người tham gia học xóa mù chữ và chương trình giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ năm học 2014-2015 và năm học 2015-2016

Nguồn: Báo cáo của Vụ Giáo dục thường xuyên, 2016
Nguồn: Báo cáo của Vụ Giáo dục thường xuyên, 2016

Các trung tâm học tập cộng đồng được quan tâm lồng ghép với các chương trình dự án. Một số trung tâm đã thực sự trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho người dân đến học tập thường xuyên, đã thu hút được 19.019.999 lượt người tham gia học tập tại các trung tâm học tập cộng đồng, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng cuộc sống.

Mỹ Hà