Mỹ thuật đa phương tiện không đơn giản là “thiết kế đồ họa”

Với sự kết hợp của công nghệ và nghệ thuật thiết kế, Mỹ thuật đã phương tiện (MTĐPT) đã ra đời như một lẽ tất yếu, trong đó Thiết kế Đồ họa giữ vai trò cơ bản. Song, MTĐPT không chỉ có “đồ họa”, mà còn bao hàm nhiều kỹ thuật thiết kế cao cấp, từ thiết kế web, làm phim đến dựng nhân vật trong không gian 3D (ba chiều).

Đồ họa chỉ chiếm 1/4 nội dung của Mỹ thuật Đa phương tiện

Thiết kế Đồ họa và Mỹ thuật Đa phương tiện (Multimedia Design) “du nhập” vào Việt Nam đã lâu, nhưng đến nay không ít người vẫn đánh đồng hai khái niệm này với nhau. Trong khi thực tế, Thiết kế Đồ họa chỉ là một chuyên ngành nhỏ, nhưng cơ bản của ngành MTĐPT.

Theo thầy Vũ Anh Đức - Giám đốc Đào tạo của Arena Multimedia (Thạc sĩ Multimedia Design - ĐH Monash, Úc), sở dĩ khái niệm Thiết kế Đồ hoạ còn chật chội vì hiện nay trong các mã ngành đào tạo đại học, Bộ Giáo dục chưa cung cấp mã ngành MTĐPT ngoài mã ngành gần nhất là D210403 (Thiết kế Đồ hoạ) và một số ngành “họ hàng” khác như Thiết kế công nghiệp, Thiết kế thời trang, Thiết kế nội thất…

Mỹ thuật đa phương tiện không đơn giản là “thiết kế đồ họa” - 1

Thầy Vũ Anh Đức - Giám đốc Đào tạo của Arena Multimedia (Thạc sĩ Multimedia Design - ĐH Monash, Úc)

“Chính vì chưa có chuyên ngành chính thức nên một số các hình thức đào tạo bổ sung của các trường đại học cho sinh viên để theo kịp xu thế, của một số cơ sở đào tạo theo nhu cầu thị trường bị “gán ghép” vào chung một khái niệm Thiết kế Đồ hoạ”, thầy Vũ Anh Đức cho hay.

Cũng theo thầy Vũ Anh Đức, nếu như người làm Thiết kế Đồ hoạ sử dụng các phần mềm xử lý ảnh, vẽ vector, dàn trang… để tạo ra các files kỹ thuật số, dùng để in trên các bề mặt phẳng như sách, báo, tạp chí, các chất liệu ngoài trời (biển quảng cáo, trên xe buýt, các sản phẩm gia dụng hay thời trang) thì MTĐPT bao trùm, rộng hơn, hướng đến các sản phẩm quảng cáo, truyền thông, giải trí kỹ thuật số như thiết kế web tương tác, làm phim kỹ thuật số, xử lý âm thanh, kỹ xảo hình ảnh (VFX), làm Games, diễn hoạ nội thất, làm phim hoạt hình 3D…

Thực tế, tại Arena, Thiết kế Đồ hoạ là học kỳ nền tảng nhưng chỉ chiếm 1/4 thời lượng đào tạo MTĐPT. Các học kỳ tiếp theo, học viên sẽ theo học thiết kế giao diện Website tĩnh và động (học kỳ 2), kỹ năng để làm film kỹ thuật số như viết kịch bản, biên tập âm thanh, chỉnh sửa video và các kỹ năng dựng hình 3D cơ bản (học kỳ 3), kiến thức cơ bản về hoạt hình 3D và những kỹ năng chuyên nghiệp trong ngành làm phim Hoạt hình 3D (học kỳ 4). Đây là chương trình chuẩn của Arena Multimedia, trực thuộc tập đoàn Aptech Ấn Độ, được triển khai đồng bộ trên hơn 300 trung tâm đào tạo trên thế giới.

“Tổng thời gian học tại Arena là 2 năm, trong đó phần học về Thiết kế Đồ họa chỉ kéo dài hơn 7 tháng, nhưng tương đương chương trình của một số trường dạy mỹ thuật ứng dụng trong 4-5 năm. Thời gian học ngắn, cộng với khối lượng kiến thức, công việc phải hoàn thành là một thách thức khá thú vị và là cơ hội để học viên trưởng thành vượt bậc sau khi tốt nghiệp”, thầy Vũ Anh Đức nói.

Giỏi Mỹ thuật Đa phương tiện không… khó

Đây là khẳng định của thầy Vương Trọng Đức (Trưởng khoa Thiết kế Đồ hoạ, trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam). Thầy Đức chia sẻ: “Tôi đồng ý với những chuyên gia đi trước: năng khiếu, tài năng là một lợi thế nhưng không phải là mấu chốt. Điều quyết định là sự nhiệt huyết, quyết tâm, đam mê, lao động”.

Đồng tình với quan điểm này, nhưng thầy Vũ Anh Đức bổ sung: "Một Desiger giỏi là sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm gu thẩm mỹ, khả năng sáng tạo, niềm đam mê và khả năng tiếng Anh”.

Theo thầy Vũ Anh Đức, đam mê và khả năng tiếng Anh thì không quyết định bởi năng khiếu. Nhưng khiếu thẩm mỹ và sáng tạo cũng hoàn toàn có thể học tập mà thành. Bản chất của sáng tạo là nghiên cứu học hỏi và dựa trên kiến thức đó tạo ra sản phẩm của mình. Càng chăm chỉ học hỏi, kiến thức càng mở mang, khả năng sáng tạo và ứng dụng càng lớn. Khả năng sáng tạo hoàn toàn không phải là thiên bẩm.

Trong vai trò một người từng theo học tại Arena, Đoàn Quang Hưng (1990) tự đánh giá mình hoàn toàn không có hoa tay, không có chút năng khiếu vẽ, nhưng cũng như nhiều học viên khác, Hưng đã nỗ lực rèn luyện óc thẩm mĩ, khả năng quan sát đánh giá, khả năng phối màu và tư duy bố cục, khả năng sử phần mềm đồ họa…

Mỹ thuật đa phương tiện không đơn giản là “thiết kế đồ họa” - 2

Bạn Đoàn Quang Hưng học viên Arena hiện đang làm Designer cho một công ty của CHLB Đức - Naue GmbH

“Đó là một quá trình dài tích lũy. Mình rất thích đọc các tạp chí thời trang và điện ảnh, cũng như sở thích chụp ảnh hỗ trợ trực tiếp cho mình khâu này. Nhờ vậy mình có thể đánh giá chính xác, nhìn nhanh, nhận xét đúng điểm mạnh yếu của một thiết kế, từ đó đưa ra các giải pháp thiết kế vừa đẹp mắt vừa tiện dụng”, Hưng bày tỏ.

Hiện Hưng đang làm Designer cho một công ty của CHLB Đức - Naue GmbH. Công việc hằng ngày với một cường độ cao, nhưng theo Hưng, nó ở một trình độ rất chuyên nghiệp và được làm cùng với những con người tài giỏi đến từ nhiều quốc gia giúp anh trưởng thành lên rất nhiều.

Như vậy, với MTĐPT, người học không chỉ được tiếp xúc với “thế giới” rộng lớn hơn của nghệ thuật thiết kế, từ màn hình phẳng (2D) đến không gian ba chiều (3D), từ thiết kế poster, banner, logo, đến làm web tương tác, dựng phim…, mà còn đón nhận nhiều cơ hội nghề nghiệp ở trong nước hoặc nước ngoài.