"Mách nước" cách trả lời phỏng vấn tuyển sinh Thạc sỹ quốc tế

Ngày nay, đa phần các chương trình Thạc sỹ quốc tế tìm kiếm học viên thông qua hình thức phỏng vấn để cân nhắc sự phù hợp giữa ứng viên và chương trình. Ngoài vẻ ngoài chỉnh chu, lịch thiệp và tác phong chuyên nghiệp, bạn cần chuẩn bị cho mình một tâm thái thật tốt…

Hãy thư giãn và tưởng tượng ra một cuộc trò chuyện hai chiều cởi mở và thân thiện. Và quan trọng hơn cả, bạn cần nên chuẩn bị tốt để trả lời những câu hỏi của hội đồng phỏng vấn tuyển sinh.

 

Sau đây là các câu hỏi thường gặp khi tham gia phỏng vấn tuyển sinh Thạc sỹ quốc tế. Cơ hội mà bạn gặp phải một vài trong số các câu hỏi này là rất cao, vì vậy chuẩn bị sẵn các câu trả lời sẽ giúp bạn tự tin và kiểm soát tốt nội dung cuộc trò chuyện. 

 
Học viên CFVG MBA học nhóm.
Học viên CFVG MBA học nhóm.
 

1. “Hãy kể cho chúng tôi nghe về bạn”

 

Để gây ấn tượng với câu hỏi mở tưởng chừng rất dễ này, bạn cần một câu trả lời súc tích trong vòng 2-3 phút để chứng tỏ khả năng tổng hợp và trình bày quan điểm của mình.  Tất nhiên, bạn cần tỏ ra tự tin, nhưng hãy dùng những câu chữ ôn hòa và khiêm tốn khi chứng minh rằng bạn là một ứng viên xứng đáng.

 

Hãy nói về tính cách, thành tích học tập và các năng lực ngoại khóa. Hãy chia sẻ về những kế hoạch dài hạn và cách bạn sẽ vận dụng những kiến thức từ chương trình để thực hiện mục tiêu của mình.

 

Hội đồng tuyển sinh có thể muốn nghe về điểm mạnh và điểm yếu của bạn để khám phá các khía cạnh mà bạn chưa có cơ hội trình bày trong hồ sơ đăng ký. Tất nhiên, mô tả trực diện các điểm mạnh để chứng tỏ khả năng thành công của bạn là có lợi hơn cả.

 

Đối với các điểm yếu, bạn cần chia sẻ thận trọng hơn. Nguyên tắc chung đó là bạn hãy lựa chọn một điểm yếu mà thực ra lại được coi là một điểm mạnh. Cuối cùng, bạn cần dẫn dắt câu chuyện về lý do đăng ký học một cách thật tự nhiên.

 
Học viên CFVG MEBF tại trường ESCP Europe, Paris
Học viên CFVG MEBF tại trường ESCP Europe, Paris
 

2. “Tại sao bạn lựa chọn trường của chúng tôi”?

 

Đây là một câu hỏi khá rộng và chắc chắn có thể khiến bạn lúng túng. Tuy nhiên, đừng vội đưa ra một câu trả lời thực dụng kiểu “Tôi muốn có một việc làm tốt và kiếm được nhiều tiền”. Thay vào đó, bạn hãy tập trung nói về những mục tiêu học tập, và cố gắng gắn kết ý nghĩa của việc học tập với các mục tiêu nghề nghiệp của mình.

 

Thông thường bạn sẽ trình bày lại những lý do đã nêu trong hồ sơ ứng tuyển, nhưng cần phải sâu và rộng hơn. Bạn cần giải thích kỹ hơn về những yếu tố và động cơ mà bạn đã nêu trong hồ sơ ứng tuyển, và cả những yếu tố bạn chưa có cơ hội đề cập.

 

Hãy liệt kê những lý do vì sao mà chương trình này có thể phục vụ tốt nhất cho mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Hãy thảo luận về giảng viên, cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy, danh sách các môn học, các hoạt động ngoại khóa, cơ hội phát triển sự nghiệp, địa điểm, văn hóa học tập….

 

Mục đích cuối cùng là bạn cần thể hiện niềm tin rằng chương trình này chính là một sự lựa chọn phù hợp nhất cho bạn.

 
Lễ trao bằng CFVG MEBF tại Đại sứ quán Pháp
Lễ trao bằng CFVG MEBF tại Đại sứ quán Pháp
 

3. “Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?”

 

Nếu chưa có sẵn câu trả lời chính xác, bạn cần đưa ra một vài ý tưởng hoặc dự định ban đầu về kế hoạch phát triển sự nghiệp. Có lẽ bạn muốn trở thành một nhân viên ngân hàng đầu tư, hoặc làm việc cho một quỹ phi lợi nhuận, hay bạn có ý định làm chủ doanh nghiệp…

 

Bạn có thể có nhiều hơn một mục tiêu nghề nghiệp, điều quan trọng là bạn cần vạch ra một kế hoạch và chứng minh rằng chương trình học này sẽ là một bước quan trọng trong hành trình ấy.  Hội đồng tuyển sinh thường quan tâm đến tố chất và tiềm năng quản lý của bạn.

 

Dù trong trường hợp nào, hãy liên kết các mục tiêu nghề nghiệp với các kỹ năng và kinh nghiệm quản lý bạn đã tích lũy được thông qua một vài dự án trước đây: lãnh đạo một nhóm, thực hiện một dự án cộng đồng, hoặc triển khai thành công một nhiệm vụ chuyên môn tại tổ chức nơi mình làm việc …

 
Tọa đàm về Khởi nghiệp Kinh doanh tại CFVG.
Tọa đàm về Khởi nghiệp Kinh doanh tại CFVG.
 

4. “Hãy kể về những trải nghiệm quốc tế của bạn?”

 

Trong một môi trường đòi hỏi tương tác quốc tế cao như ngày nay, kinh nghiệm quốc tế có thể được coi là một điểm cộng cho các ứng viên. Nhất là khi bạn ứng tuyển vào những chương trình quốc tế.

 

Tính quốc tế được nhìn nhận thông qua những chia sẻ của bạn về các trải nghiệm quốc tế trước đó: quá trình học tập hay làm việc ở nước ngoài, những chuyến công tác hay du lịch ngắn ngày, quãng thời gian làm việc với người nước ngoài trong môi trường quốc tế, đa văn hóa… Bạn cần thể hiện mình những tố chất cần có để thành công trong một môi trường học tập quốc tế, đa văn hóa, bao gồm: năng động, có tư duy mở, dễ tiếp nhân và thích nghi….

 
Hoạt động Team Building của học viên CFVG.

Hoạt động Team Building của học viên CFVG.
 

Với vai trò tiên phong trong đào tạo về quản lý tại Việt Nam, Trung tâm Pháp-Việt Đào tạo về Quản lý (CFVG) được đánh giá là tổ chức hàng đầu ở Việt Nam với hơn 2500 học viên tốt nghiệp. Theo số liệu khảo sát gần đây, 85% cựu học viên CFVG hiện đang nắm giữ các vị trí quản lý và 10% hiện là chủ doanh nghiệp.

 

Năm 2015, CFVG tiếp tục cung cấp cho các nhà quản lý trẻ Việt Nam đã tốt nghiệp đại học cơ hội tiếp cận các cơ sở đào tạo hàng đầu của Pháp trong các lĩnh vực Quản lý, Tài chính và Marketing với 4 chương trình: MBA ;Thạc sĩ Kinh tế Ngân hàng và Tài chính ; Thạc sĩ Marketing, Bán hàng và Dịch vụ ; Chương trình đào tạo Tiến sỹ Quản lý theo chuẩn giáo dục Pháp tại Việt Nam .

 

Tọa đàm tư vấn tuyển sinh CFVG 2015 sẽ diễn ra tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh:

 

Thời gian:  9:00 – 12:00 Thứ 7 ngày 14.3.2015

 

Các hoạt động chính tại sự kiện:  Giới thiệu và Tư vấn tuyển sinh các chương trình đào tạo của CFVG ;  Giới thiệu các chương trình học bổng 2015;  Giới thiệu các cơ hội du học Châu Âu ;  Giao lưu và thảo luận với các học viên cựu học viên của CFVG

 

Liên hệ và đăng ký tham dự: www.cfvg.org