Lớp học của con bạn “phẳng” ra sao?

Để đảm bảo những đứa trẻ Việt Nam không bị tụt lại phía sau trong sự vận động của thế giới, giáo viên và phụ huynh đang trông đợi những ứng dụng công nghệ trong dạy học.

Những ứng dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo đang thay đổi bộ mặt trường học cũng như chuẩn bị cho một cuộc cách mạng trong giáo dục. Sau 12 năm từ khi ý tưởng về “thế giới phẳng” của Thomas L.Friedman xuất hiện, đến nay mức độ kết nối toàn cầu hóa và cập nhật công nghệ trong các lớp học của chúng ta ra sao?


Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực giúp “làm phẳng” lớp học

Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực giúp “làm phẳng” lớp học

Bài toán cá thể hóa số đông

Những lớp học quá tải sĩ số là một thử thách không hề nhỏ đối với không chỉ của giáo viên, nhà trường mà còn toàn bộ nền giáo dục nói chung. Thế nhưng, việc cá nhân hóa học tập là một xu hướng không thể tránh trong tương lai gần – nơi mà học sinh không chỉ tiến bộ trong phạm vi nhóm học tập, lớp học, trường học của chúng mà còn cùng với các đứa trẻ khác trên toàn thế giới.

“Phải dạy như thế nào trước một lớp học 35 học sinh? Trước hết giáo viên phải xem mình đang hướng dẫn cho 35 cá thể trong một lớp học – tức là với 35 tính cách, khả năng, điểm mạnh, điểm yếu và sở thích hoàn toàn khác nhau”, ông Trương Minh Châu, Giám đốc đào tạo chương trình học tiếng Anh qua Toán và Khoa học iSMART chia sẻ.

Hiện nay, nhiều trường ở Việt Nam đã nỗ lực cá thể hóa giáo dục bằng cách đưa vào sử dụng hệ thống trang thiết bị nghe – nhìn hỗ trợ giờ học, quản lý (online) hồ sơ từng học sinh và gửi kết quả về cho từng phụ huynh, tổ chức thi trực tuyến, sử dụng bài giảng số với nhiều nội dung tương tác, thực hành cho từng bạn… Theo ông Châu, những ứng dụng khoa học công nghệ này là công cụ đắc lực giúp xây dựng hệ thống giáo dục thông minh và giàu tính tương hỗ.


Giữa một lớp học với sĩ số trung bình là 30 – 40 học sinh/lớp, làm cách nào để mỗi học sinh đều hứng thú, vui vẻ với bài học?

Giữa một lớp học với sĩ số trung bình là 30 – 40 học sinh/lớp, làm cách nào để mỗi học sinh đều hứng thú, vui vẻ với bài học?

Không dừng lại ở đó, người thầy cần là người hướng dẫn bên cạnh để các học sinh “học cách tự học”. “Cá nhân hóa việc học đồng nghĩa giao quyền chủ động và sáng tạo cho học sinh. Bên cạnh sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, các phần mềm dạy học như bài giảng số sẽ tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong việc học của từng em”, ông Châu nhận định.

Lớp học của tương lai

Áp dụng những công nghệ mới nhất, robot xuất hiện để thay thế sách vở, bảng đen được thay bằng màn hình 86 inch, máy in 3D giúp các bài học thực hành, ngay cả những bài học lái xe cũng sẽ được thực hiện nhờ vào công nghệ thực tế ảo... đều là những chiến lược dự kiến của nền giáo dục các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Anh, Hàn Quốc… Hơn thế, đến năm 2018, tất cả các trường học ở Hàn Quốc sẽ sử dụng sách giáo khoa điện tử.

Có thể thấy, giáo dục Việt Nam chỉ đang trong giai đoạn phá bỏ rào cản để “làm phẳng” lớp học nhằm bắt kịp sự phát triển của thế giới. “Muốn tìm hiểu về mức độ ‘phẳng’ của một lớp học, có thể đặt những câu hỏi sau: Giáo viên có sự trao đổi chuyên môn với các giáo viên khác trên toàn thế giới hay không? Học sinh có biết các học sinh đồng trang lứa ở nước khác học những gì hay không? Hoặc đơn giản là: Có bất kỳ sự kết nối, đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia, văn hóa khác nhau không?”, ông Châu nhận định.

“Trợ giảng” robot NAO trong một tiết học tiếng Anh qua Toán và Khoa học tại Trường tiểu học Hồ Văn Cường, Q.Tân Phú, TP.HCM.
“Trợ giảng” robot NAO trong một tiết học tiếng Anh qua Toán và Khoa học tại Trường tiểu học Hồ Văn Cường, Q.Tân Phú, TP.HCM.

Đơn cử như chương trình học tập từ xa “School of the Air” của chính phủ Úc, thiết kế mô hình học từ xa nhấn mạnh vào xã hội hóa mà trong đó, học sinh học thông qua các bài học trực tuyến và kết nối với các bạn cùng lớp tại các khu vực khác nhau và các sự kiện xã hội. Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo (AI) cũng là một phép thử mới của nền giáo dục, giúp cá nhân hóa việc học một cách hứng thú và đầy năng lượng.

Một dấu hiệu đáng mừng cho việc ứng dụng công nghệ vào giáo dục: Từ năm 2017, iSMART Education là đơn vị đầu tiên đưa trí tuệ nhân tạo – robot NAO vào thí điểm giảng dạy tiếng Anh ở một số trường công lập tại Việt Nam như Trường tiểu học Tân Sơn Nhì, Trường tiểu học Lê Lai (Quận Tân Phú, TP.HCM), Trường tiểu học Nam Từ Liêm (Hà Nội)… trong các lớp tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh bổ trợ và các hoạt động đào tạo, giảng dạy tiếng Anh khác.

Được biết, chương trình học tiếng Anh qua Toán và Khoa học iSMART hiện được triển khai tại nhiều trường tiểu học và trung học trên khắp cả nước, hợp tác xây dựng nội dung bài giảng số kết hợp chương trình của Bộ GD&ĐT với các giáo trình quốc tế (Cambridge, IGCSE…) và nội dung học liệu đồng bộ toàn thế giới.

Lớp học tiếng Anh với robot NAO ở Trường tiểu học Tân Sơn Nhì, TP.HCM

Nhằm mang đến cơ hội tiếp cận công nghệ trong giáo dục cho học sinh Việt Nam, iSMART Education tổ chức chuỗi hoạt động lớp học “Trải nghiệm tiếng Anh với trí tuệ nhân tạo – robot NAO” tại nhiều nơi trên địa bàn TP.HCM.

Đối tượng tham gia:

Học sinh từ lớp 1 – lớp 5 tại TP.HCM.

Link đăng ký tại đây

Tham gia lớp học trải nghiệm, các em học sinh sẽ được giao lưu tương tác và thực hành các tình huống giao tiếp với robot NAO – top robot thông minh nhất thế giới. Bên cạnh đó, robot NAO sẽ đích thân hướng dẫn và điều phối lớp học tiếng Anh qua Toán và Khoa học với bài giảng số tương tác, những trò chơi tiếng Anh, hoạt động khám phá và thí nghiệm khoa học độc đáo.

Chi tiết chương trình vui lòng xem chi tiết tại đây .

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến iSMART qua Hotline: 0901 456 913