Hơn 85% sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng Thực hành FPT Polytechnic có việc làm

Theo thống kê của bộ phận Quan hệ doanh nghiệp, hơn 85% sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic có việc làm và học lên những bậc cao hơn trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp.

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Xuân Phong - Giám đốc khối đào tạo Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic trong buổi tư vấn chiều nay với chủ đề “Kỹ năng nghề - Chìa khóa mở cửa tương lai” do FPT Polytechnic phối hợp với báo điện tử Dân trí tổ chức.

Ông Nguyễn Xuân Phong cũng cho biết, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic đã và đang đẩy mạnh các hoạt động kết nối doanh nghiệp cũng như công tác giới thiệu cơ hội việc làm, trang bị kỹ năng tuyển dụng cho sinh viên. Trong và sau khi tốt nghiệp tại trường, sinh viên không chỉ có cơ hội ứng tuyển và làm việc tại các đơn vị trong tập đoàn FPT mà còn tại nhiều công ty và tập đoàn lớn khác như Samsung, VNP, Thế giới di động, Cốc Cốc,…

Các đại diện của Cao đẳng Thực hành FPT Polytechnic tham gia buổi tư vấn chiều nay
Các đại diện của Cao đẳng Thực hành FPT Polytechnic tham gia buổi tư vấn chiều nay.
 
Hệ thống FPT Polytechnic trên toàn quốc tuyển sinh 3 đợt chính trong năm. Hiện nay nhà trường đang tuyển sinh đợt tháng 4, hạn nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trước ngày 27/4. Sau đó sẽ có đợt xét tuyển và nhập học tiếp theo trong tháng 8/2015. Các thí sinh có thể tham khảo thêm thông tin tuyển sinh trên website www.poly.edu.vn hoặc gọi điện trực tiếp đến các văn phòng của FPT Polytechnic tại Hà Nội, Đà Nẵng, Tây Nguyên và thành phố Hồ Chí Minh để được tư vấn.
 
Bạn đọc theo dõi buổi tư vấn TẠI ĐÂY

Vì sao tỷ lệ thất nghiệp cao rơi vào nhóm lao động có trình độ Đại học trở lên?

Báo cáo điều tra về lao động - việc của Tổng cục Thống kê công bố con số đáng báo động, tính tới hết Quý III/2014, có 174.000 lao động có trình độ đại học thất nghiệp, chiếm 16,8% tổng số người thất nghiệp. Trong khi đó đến quý II cùng năm thì số này mới là 147 ngàn người.

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I/2015 vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho biết, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi có trình độ cao đẳng trở lên trên cả nước là 4,39%, cao hơn 2,17 điểm phần trăm so với tỉ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi.

Câu hỏi được đặt ra là tại sao sau bốn năm học và nhận bằng chính quy, sinh viên vẫn chật vật trong việc tìm việc làm? Trong khi đó, tình trạng chung của các doanh nghiệp hiện nay là không thể tuyển được ngay lao động đáp ứng nhu cầu.

Tại một tọa đàm, PGS.TS Cao Văn Sâm - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã nhận định: “Việc nhiều cử nhân thất nghiệp phản ảnh sự thay đổi trong cơ cấu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp thường tuyển dụng những ứng viên có khả năng làm việc thực tế. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên thất nghiệp là do sinh viên không có kỹ năng làm việc, thiếu kỹ năng mềm và bị ảnh hưởng từ các chương trình đào tạo mang nặng tính lý thuyết tại các trường đại học.”

Ông Nguyễn Lâm Viên – Chủ tịch tập đoàn Vinamit từng chia sẻ: “Sinh viên Việt Nam nhiều khi quá ảo tưởng về bằng cấp, khi chúng tôi tuyển dụng thấy rằng hầu như các bạn đều chỉ có bằng mà chả có tí kiến thức nào có thể áp dụng cả và chúng tôi phải đào tạo lại”.

Có thể thấy rằng, sau bốn năm học đại học, sinh viên ra trường vẫn chỉ là “một tờ giấy trắng”. Doanh nghiệp miễn cưỡng tuyển dụng và mất thời gian đào tạo lại từ đầu. Số còn lại chờ đợi cơ hội mới hoặc chuyển ngành. Bài toán thất nghiệp này đã tồn tại lâu và chưa có lời giải.

Kỹ năng, tấm vé mở cửa thành công

Một tín hiệu vui từ hệ thống đào tạo nghề được Tổng Cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội) công bố vào ngày 14/01/2015. Tỉ lệ trung bình sinh viên học nghề có việc làm sau tốt nghiệp năm 2014 là trên 78%. Mức lương của sinh viên tốt nghiệp cao bẳng nghề được các doanh nghiệp trả giao động từ 3,8 – 7 triệu đồng/người/tháng.

Từng thi trượt Đại học, Nguyễn Đăng Huynh không đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2 vào các trường Đại học khác mà ghi danh theo học tại Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic. Hiện nay, Huynh đã tốt nghiệp và đang đảm nhiệm vị trí lập trình viên tại công ty Nittsu System của Nhật Bản. Chàng trai này chia sẻ: “Tôi đã được rèn luyện các kỹ năng mềm bổ trợ cho công việc ngay chính trong các môn học ở trường, cũng như tích luỹ kinh nghiệm phỏng vấn qua những buổi toạ đàm chia sẻ của các anh chị cựu sinh viên cũng như những chương trình ngày hội tuyển dụng do trường kết hợp với doanh nghiệp tổ chức. Những kỹ năng này đã bổ trợ rất nhiều cho tôi trong khi ứng tuyển và hòa nhập với môi trường làm việc hiện tại”.

Vững vàng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng là những ưu thế cạnh tranh của ứng viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo nghề trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm và phát triển bản thân. Những con số thống kê đã chứng minh điều này. Đã đến lúc các bậc phụ huynh cũng giới trẻ cần có cái nhìn thực tế hơn về việc chọn nghề, chọn trường.

Là người tiên phong triển khai mô hình đào tạo nghề chất lượng cao tại Việt Nam, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic xác định triết lý đào tạo xuyên suốt “Thực học – Thực nghiệp”. FPT Polytechnic áp dụng phương pháp đào tạo qua dự án thật (project-based-training), lấy thực tiễn làm tiền đề cho mỗi bài giảng. Thay vì “trả bài” qua các bài tập, sinh viên sẽ đóng vai trò như thành viên của dự án, chịu trách nhiệm hoàn thành các đầu việc được giao như nhân viên trong doanh nghiệp.

Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, trường tập trung đào tạo những kỹ năng bổ trợ cho sinh viên, bao gồm kỹ năng Tin học, Ngoại ngữ và đặc biệt là Kỹ năng mềm, giúp các bạn tự tin khởi nghiệp và thành công.

Theo thống kê của bộ phận Quan hệ doanh nghiệp, hơn 85% sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic tìm được công việc phù hợp trong 6 tháng sau khi tốt nghiệp. Và 90% sinh viên ổn định với môi trường việc làm với mức lương cạnh tranh sau 1 năm ra trường. Trong đó nhiều cựu sinh viên đang làm việc cho những công ty và tập đoàn danh tiếng như Samsung, FPT, VNP, Thế giới di động, ,… với mức lương khởi điểm từ 4 đến 10 triệu đồng/tháng. Đây là minh chứng thành công của mô hình đào tạo “Thực học - Thực nghiệp” tại FPT Polytechnic.

Để các bạn học sinh có lựa chọn sáng suốt trong việc chọn trường, chọn nghề cũng như lắng nghe yếu tố đánh giá kỹ năng từ phía nhà tuyển dụng, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic phối hợp với báo điện tử Dân trí tổ chức buổi tư vấn hướng nghiệp: Kỹ năng nghề - Chìa khóa mở cửa tương lai vào 14h ngày 09/04/2015.
 

Vì sao tỷ lệ thất nghiệp
cao rơi vào nhóm lao động có trình độ Đại học trở
lên?

Thông tin về các vị khách mời:

Ông Nguyễn Xuân Phong

Ông Nguyễn Xuân Phong – Giám đốc khối đào tạo Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic.

Anh Tống Văn Dũng

Anh Tống Văn Dũng, trưởng nhóm tuyển dụng Khu vực miền Bắc, Công ty Cổ phần Thế giới di động

Nguyễn Đăng Huynh

Nguyễn Đăng Huynh – Cựu sinh viên chuyên ngành Ứng dụng phần mềm, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic, hiện đang đảm nhiệm vị trí lập trình viên tại công ty Nittsu System với mức lương 7 triệu đồng/tháng.

Bạn đọc theo dõi buổi tư vấn TẠI ĐÂY