Học sinh THPT được “dẫn lối thành công” với chương trình tư vấn hướng nghiệp hiện đại

(Dân trí) - “Ngành, trường, tương lai” là những cụm từ mà học sinh, phụ huynh và thầy cô luôn phải trăn trở suy nghĩ vào mỗi mùa thi THPT quốc gia. Phần lớn học sinh còn mông lung khi đưa ra quyết định và các em rất cần được cung cấp thêm thông tin cũng như được tư vấn hướng nghiệp nhiều hơn.

“Định hướng nghề nghiệp” - môn học còn thiếu trong nhà trường THPT

Giáo dục hướng nghiệp là hoạt động hỗ trợ các cá nhân nhận biết và thấu hiểu bản thân, cung cấp thông tin về thế giới nghề nghiệp trong bối cảnh kinh tế xã hội, từ đó đưa ra các lựa chọn con đường phát triển bản thân và sự nghiệp phù hợp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhầm lẫn môn học này với các hoạt động tư vấn tuyển sinh của các trường ĐH CĐ, tư vấn du học, xuất khẩu lao động… 

Hướng nghiệp phát triển con người về mặt dài hạn, kết hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau như tâm lý, giáo dục, nhân sự, quản trị, kinh tế, xã hội… Hoạt động này rất cần thiết và quan trọng đối với tất cả học sinh sinh viên, nhất là trong bối cảnh kinh tế xã hội mới hiện nay. Ở các nước phát triển, môn học hướng nghiệp được đưa vào giảng dạy ngay từ những năm THCS và THPT để giúp học sinh tự định hướng tương lai và sớm làm chủ cuộc đời mình.

Lựa chọn sai ngành khiến cho sinh viên phải dành thời gian học chuyên sâu về một nghề mà các bạn không hứng thú, gây ra nhiều chán nản, mệt mỏi về tinh thần. Cuối cùng dẫn đến việc sinh viên thi lại đại học, bỏ học đi làm hoặc cố học cho xong để lấy cái bằng trong khi thiếu kiến thức trầm trọng về ngành học đó. 

Học sinh THPT được “dẫn lối thành công” với chương trình tư vấn hướng nghiệp hiện đại - 1

Cử nhân Đại học thất nghiệp - Lãng phí nguồn lực xã hội nghiêm trọng

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quý I năm 2019, cả nước có hơn một triệu người trong độ tuổi thất nghiệp, trong đó sơ cấp nghề là 18.100 người, trung cấp là 52.700 người, cao đẳng là hơn 65.100 người và trình độ từ đại học trở lên là 124.500 người. 

Học sinh THPT được “dẫn lối thành công” với chương trình tư vấn hướng nghiệp hiện đại - 2

Ảnh minh họa: internet

Bên cạnh tình trạng thất nghiệp, thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng cho thấy có khoảng 60% sinh viên ra trường làm trái ngành. Thậm chí, nhiều sinh viên còn làm những công việc ở các khu công nghiệp như lắp ráp linh kiện điện tử, công nhân may và phổ biến hiện nay là chạy “xe ôm công nghệ”.

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ trong một cuộc trao đổi về nghịch lý đào tạo Đại học và nhu cầu xã hội trên VTV1: “Trong số các cử nhân ra trường, một phần nào đó không làm đúng ngành nghề thì nhiều người nghĩ cũng bình thường. Nhưng nếu con số đó là hàng nghìn người và tập trung làm ở một nơi lại là điều đáng phải suy nghĩ"

Vậy nguyên nhân của thực trạng sinh viên bỏ học, thất nghiệp, làm trái ngành nghề như hiện nay đến từ đâu? 

Hướng nghiệp cho học sinh - hãy quan tâm và giúp đỡ các em nhiều hơn

Thiếu định hướng nghề nghiệp là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường. Việc chọn ngành nghề của học sinh THPT được xem là một trong những quyết định quan trọng nhất đời người song lại chưa được chú trọng đúng mức. 

Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025". Trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ: Kết nối giữa các trường phổ thông với cơ quan dự báo nhu cầu nhân lực, hội nghề nghiệp, hội doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp. 

Một nghiên cứu của công ty TNHH Manta Việt Nam vào năm 2019 - tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 280 học sinh lớp 11 và 12, thuộc 14 trường THPT nội thành Hà Nội cho kết quả: Có tới gần 80% học sinh được khảo sát cho biết chưa có định hướng gì cho tương lai, không biết mình thích gì, tới đâu hay tới đó.

Khi tìm hiểu chọn ngành, chọn nghề, nhiều bạn lựa chọn rất cảm tính theo các tiêu chí: dễ xin việc, lương cao, được đi nhiều nơi, trường đại học danh tiếng... Nhưng khi phỏng vấn sâu hơn: “Em có biết sau khi ra trường sẽ làm công việc như thế nào không?”, 95% các bạn trả lời rằng "Em chưa tìm hiểu" hoặc "Em không biết".

Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ sẵn sàng đầu tư tiền bạc cho con học thêm với hy vọng con đạt thành tích cao, thi đỗ vào trường đại học tốt, học những ngành nghề “an toàn” và có tiếng như kỹ sư, bác sĩ, luật sư... Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nắm rõ những ưu-nhược của những ngành này, sự phù hợp với con và xu hướng thực tế nhu cầu nhân lực hiện nay.

Về phía nhà trường, mặc dù công tác hướng nghiệp đóng vai trò quan trọng giúp học sinh có sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai, nhưng hiện nay hoạt động hướng nghiệp nhìn chung vẫn còn rất sơ sài. Để hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong giai đoạn hiện nay được hiệu quả, rất cần thiết phải có sự chung tay góp sức của cả gia đình, nhà trường và xã hội. 

Chương trình Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT

Với cách tiếp cận theo tâm lý, giáo dục học hiện đại, cùng thế mạnh về nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế, công ty TNHH Manta Việt Nam thực hiện chương trình “Dẫn lối thành công” nhằm giúp các bạn học sinh xác định hướng đi hợp lý cho tương lai và tự kiến tạo nên thành công cho riêng mình. Lấy học sinh làm trung tâm, phương pháp truyền đạt cởi mở, không áp đặt, Manta Việt Nam sẽ giúp các bạn từng bước khám phá bản thân dựa trên tính cách, sở trường, năng khiếu của mình để lựa chọn hợp lý nghề nghiệp cho tương lai. 

Chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT “Dẫn lối thành công” được công ty TNHH Manta Việt Nam triển khai tại các trường lớp đăng ký. Các đơn vị, cá nhân quan tâm và hợp tác xin vui lòng liên hệ:

Email: tuvangiaoduc@manta.edu.vn

Hotline: 0888.490.899 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY