Học sinh thời 4.0: Những đứa trẻ sáng tạo hay cỗ máy “chuẩn hóa”?

(Dân trí) - "Nếu bạn thiết kế và vận hành một hệ thống, chương trình hay phương pháp giáo dục mà chỉ 100% dựa vào chuẩn hóa và điểm số, vốn dĩ bản chất là kìm hãm sự phát triển bản thân, trí tưởng tượng và sức sáng tạo, thì bạn đừng lấy làm lạ đó chính xác là những gì mà hệ thống và chương trình ấy nhào nặn ra. Là những đứa trẻ "chuẩn hóa", chỉ cần biết điểm số và thiếu sáng tạo, thiếu bản sắc cá nhân." - Carol Dweck, Giáo sư Giáo dục ĐH Stanford

Sự "tiến hóa ngược" trong lối tư duy của con trẻ

Có một sự thật rằng càng lớn lên, thay vì phát triển mọi thứ đi lên, trẻ lại đang dần gò mình vào một khuôn khổ bó hẹp. Liệu cái đích về một tương lai thành công, hạnh phúc của những mầm non tương lai đất nước có thể thực hiện được nếu như chúng trưởng thành nhưng thiếu đi sự sáng tạo và dấu ấn cá nhân?

Cùng một đầu bài nhưng luôn có sự khác nhau trong cách tiếp cận giữa trẻ nhỏ và trẻ lớn hơn. Với học sinh tiểu học, ở độ tuổi hào hứng khám phá thế giới, hành trang các em mang theo bên mình thường là những trang giấy trắng. Các em không ngừng nảy sinh ý tưởng, dường như chẳng có giới hạn nào. Bởi chúng tin rằng tất cả ý tưởng của mình đều có thể thành hiện thực.

Trong khi đó, không ít học sinh cấp 2, cấp 3 mang theo trên người những quyển sách photo của các đề thi ôn luyện, những phiếu bài tập dày cộm, chi chít chữ. Sự sáng tạo không thể nào ào ào kéo đến, một khi chúng không vượt qua cái gờ “điểm số” đã cao quá tầm mắt. Còn khoảng trống nào trong khối óc để thỏa sức làm điều chúng nghĩ, mặc cho trẻ đang ở cái độ tuổi rất “thiếu niên” nhưng vô cùng “thừa sáng tạo” này?

Những áp lực vô hình...

Rất nhiều bậc phụ huynh có suy nghĩ rằng: kỳ vọng càng lớn sẽ là nguồn động lực cho các con cố gắng hơn, nỗ lực hơn. Chính vì vậy, những đứa trẻ vô tình trở thành vận động viên trên chính cuộc đua của cha mẹ.

Người lớn có thói quen mặc định rằng: trẻ con còn quá non trẻ, không có chính kiến về nhiều vấn đề trong cuộc sống, nên chúng cần người lớn suy nghĩ và quyết định thay. Chúng đáng lẽ phải như thế này, như thế kia, luôn phải làm theo chuẩn mực mà cha mẹ tự cho là đúng.

Và một điều đáng buồn thay, trẻ em đang thiếu đi quá nhiều mảnh đất để xây nên ước mơ của chính mình, được sống với đúng bản ngã và cất lên tiếng nói riêng. Khi đó ranh giới giữa con người và máy móc dần bị xóa nhòa, những đứa trẻ hoạt động theo một hệ điều hành được vạch sẵn chẳng khác những cỗ máy là bao.

Bí quyết cho cha mẹ và con trẻ

Cha mẹ hãy tin rằng trẻ hoàn toàn đủ năng lực để làm được nhiều điều phi thường hơn là việc chỉ ngồi yên tại trường học và những trung tâm luyện thi, học thuộc công thức, ra sức giành huy chương, hay “răm rắp” đi theo những nét vẽ tương lai cứng nhắc của người lớn.


TS. Nguyễn Chí Hiếu truyền đạt những bài học bổ ích cho các em học sinh trong cuộc thi tư duy sáng tạo G.E.M contest.

TS. Nguyễn Chí Hiếu truyền đạt những bài học bổ ích cho các em học sinh trong cuộc thi tư duy sáng tạo G.E.M contest.

“Tôi tin rằng, đích đến thực sự không phải là những thành công trước mắt, mà là chân trời rộng mở ngày ra biển lớn , nơi các em phải bước đi bằng chính nội lực và bản lĩnh của mình”. Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu - Giám đốc điều hành Tổ chức Giáo dục IEG - một người thầy với hơn 10 năm trong nghề luôn dành hết tâm huyết cho việc thay đổi cách giáo dục con cũng ủng hộ quan điểm này.

Mọi thành tích, bằng cấp và điểm số chỉ là “chiếc áo” khoác lên người của con trẻ trong một thời khắc nhất định. Cha mẹ nên là người bạn đồng hành, ở bên cạnh làm điểm tựa tinh thần cho con những khi gặp khó khăn thay vì sống thay ước mơ của con, ép con phải mặc chiếc áo quá rộng so với năng lực của mình.


Các con vô cùng hào hứng khi được nói lên tiếng nói của chính mình.

Các con vô cùng hào hứng khi được nói lên tiếng nói của chính mình.

G.E.M Contest - “Hành trình của cảm hứng và tư duy sáng tạo” được Tổ chức Giáo dục IEG sáng tạo với mong muốn đưa đến một sân chơi đúng nghĩa, nơi học sinh tự tin thể hiện quan điểm và góc nhìn riêng của bản thân dưới nhiều hình thức. Đây cũng là cơ hội để phụ huynh một lần gạt bỏ định kiến và kỳ vọng, lắng nghe những tiếng nói sâu bên trong con người con, để một lần được nhìn cuộc sống qua đôi mắt và niềm tin của con trẻ.

Đến với cuộc thi, các bạn nhỏ ở lứa tuổi Tiểu học và Trung học cơ sở sẽ được thỏa sức nói lên quan điểm của mình về vấn đề xã hội mà các con quan tâm. Cuộc thi gồm 3 vòng chính, đòi hỏi học sinh thể hiện những kiến thức và kỹ năng nền tảng của thế kỷ 21 như: Tư duy sáng tạo, Tư duy phản biện, Kỹ năng làm việc nhóm, Khả năng thuyết trình Tiếng Anh,...

Xuyên suốt cuộc thi, các con còn được tham gia vào các buổi đào tạo kỹ năng, được dẫn dắt bởi đội ngũ thầy cô giàu kinh nghiệm tại Tổ chức Giáo dục IEG.

Hãy một lần thử lắng nghe, để một lần được nhìn cuộc sống qua đôi mắt và niềm tin của con trẻ; và thêm một lần vững tin vào những ước mơ nhỏ ngày mai sẽ thành hiện thực, góp phần tạo nên những thay đổi lớn, giúp thế giới ngày càng tươi đẹp hơn.