Học nghề - một con đường khác dẫn tới thành công

Nếu trước đây học nghề chỉ được xem là con đường “bất đắc dĩ” khi cánh cổng các trường Đại học, Cao đẳng khép lại thì ngày nay, không ít bạn trẻ đã quyết định theo học tại các trường đào tạo nghề để khẳng định bản thân và tạo lập sự nghiệp tương lai.

Tại Việt Nam, kết thúc 12 năm học phổ thông, dường như Đại học luôn là đích đến duy nhất của đa số các em học sinh. Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây, những câu chuyện thực tế về việc Cử nhân Đại học ra làm xe ôm, phục vụ bàn hay Thạc sĩ chịu cảnh thất nghiệp thời gian dài đã dần làm mọi người nhìn nhận lại quan điểm này.

 

Đại học chưa bao giờ là con đường duy nhất

 

Sau khi tốt nghiệp THPT, ngoài việc tham gia thi tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng chuyên nghiệp, giờ đây, các em học sinh đã có thêm nhiều ngã rẽ mới để lựa chọn cho tương lai của mình  như du học trong nước hoặc quốc tế, học nghề... Đặc biệt, nhiều bậc phụ huynh đã có suy nghĩ “thoáng” hơn khi khuyến khích con em mình tự do lựa chọn bậc học thích hợp với trình độ của bản thân. Bác Nguyễn Kim Liên (một bậc phụ huynh) chia sẻ: “Tôi không bắt ép con mình phải đỗ bằng được vào Đại học, mà chỉ khuyên con nên chọn trường vừa sức và môi trường thích hợp để có thể  các em có thể tự do phát triển”.

 

Bạn Vũ Duy Thái (sinh viên năm thứ hai khoa CNTT, hệ Cao đẳng nghề Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) tâm sự: “Khi còn học phổ thông mình rất thích tìm hiểu tất cả những vấn đề liên quan đến máy tính và công nghệ. Tuy nhiên tự biết thực lực của mình khó có cơ hội để đỗ vào khoa CNTT của các trường Đại học nổi tiếng nên mình đã quyết định theo đuổi đam mê bằng cách đi “đường tắt” đó là học nghề CNTT tại trường Cao đẳng nghề thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Rất may là sự lựa chọn này của mình cũng nhận được sự ủng hộ và khích lệ từ gia đình”.

 

Vì sao các trường đào tạo nghề đang ngày càng được nhiều người lựa chọn?

 

“Thừa thầy, thiếu thợ” đang là thực trạng chung mà rất nhiều doanh nghiệp ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực của Việt Nam đang phải đối mặt. Sự chênh lệch giữa lý thuyết được đào tạo trên giảng đường và kiến thức thực tế đã khiến nhiều sinh viên tốt nghiệp Đại học chưa thể làm việc được ngay mà phải trải qua thời gian đào tạo từ 6 tháng tới một năm mới có thể hòa nhập được với môi trường làm việc thực tế.

 

Theo một nghiên cứu tại Mỹ, những người theo học các trường đào tạo nghề thường dễ kiếm được việc làm hơn là các sinh viên đại học. Xu hướng tuyển dụng lao động này cũng đang trở nên rất phổ biến tại Việt Nam.

 

Ông Trần Quang Huy, Giám đốc Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông 1 (đơn vị đào tạo bồi dưỡng cán bộ chính thức cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT) cho biết: “Trong thời gian tới, với định hướng chuyển đổi, mở rộng kinh doanh dịch vụ , VNPT rất cần một lực lượng lao động lớn có tay nghề vững vàng trong lĩnh vực ứng dụng phần mềm và phát triển, quản  trị website cho các doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu nhân sự này, VNPT sẽ có kế hoạch đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho các cán bộ hiện tại và sẽ tuyển dụng bổ sung một lượng lớn cán bộ mới, được đào tạo thực tế để có thể làm việc được ngay khi tuyển dụng. Tiêu chí hàng đầu để VNPT quyết định lựa chọn ứng viên không chỉ là bằng cấp mà chính là năng lực thực tế. Chính bởi vậy, bên cạnh các bạn sinh viên tốt nghiệp từ các trường Đại học danh tiếng, các sinh viên, học viên được đào tạo tại các trường nghề với tay nghề vững vàng cũng sẽ là lực lượng nòng cốt của VNPT”.

 

Các sinh viên hệ Cao đẳng nghề Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trong một giờ học thực hành
Các sinh viên hệ Cao đẳng nghề Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trong một giờ học thực hành.

 

Nắm bắt được tâm lí của các nhà tuyển dụng, nội dung đào tạo của các trường Cao đẳng nghề gắn liền lý thuyết với thực tiễn giúp sinh viên được thường xuyên cọ xát, cập nhật các kiến thức mới, tránh được tình trạng bỡ ngỡ, hẫng hụt khi tham gia làm việc thực tế.
 

TS. Vũ Tuấn Lâm, Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết: “Sinh viên của hệ Cao đẳng nghề của Học viện được đào tạo theo phương pháp Đa phương thức hiện đại, kết hợp giữa Lý thuyết - Thực hành - Bài tập đan xen ngay từ đầu mỗi môn học. Ngoài ra, cuối mỗi kì được làm các dự án mô phỏng theo thực tế và được hướng dẫn bởi các chuyên gia CNTT-TT trong Tập đoạn VNPT, nên sau khi ra trường, sinh viên Cao đẳng nghề Học viện CN BCVT đều tự tin có thể làm việc tốt trong bất cứ môi trường nào”.

 

Năm 2013, hệ Cao đẳng nghề Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tiến hành nhận hồ sơ xét tuyển từ tháng 6, và sẽ tiến hành 2 đợt khai giảng vào tháng 8/2013 và 9/2013. Mọi thông tin chi tiết về chương trình và thủ tục mhập học, xem tại Website http://cdn.ptit.edu.vn/tin-tuc-su-kien/thong-bao-tuyen-sinh-cao-dang-nghe-dot-2/ hoặc liên hệ theo các cơ sở dưới đây:

 

Khu vực miền Bắc:

 

Địa chỉ: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Km 10 Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội
Tel: 04 3854 9607 *  Hotline: 094 324 4242
 

Khu vực miền Trung:

Địa chỉ: Trường Trung học BCVT & CNTT II, Đường Nguyễn Sinh Sắc, Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
Tel: 0511 384 2521  * Hotline: 091 900 1686
 

Khu vực miền Nam:

Địa chỉ: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Số 11 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Tel: 08 3910 3685  * Hotline: 091 565 3030