Gian khổ đến với con chữ của học sinh Huồi Máy

(Dân trí) - Huồi Máy là điểm trường xa nhất và khó khăn nhất của Trường Tiểu học Cắm Muộn 2 (xã Cắm Muộn, Quế Phong, Nghệ An). 100% học sinh của điểm trường này là người Khơ - mú. Do điều kiện sống còn cực kỳ khó khăn nên sự học của các em cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Cắm Muộn theo tiếng Thái có nghĩa là “vàng vui”, bởi vậy xã Cắm Muộn từ thủa xa xưa đã được gọi là xứ “vàng vui”. Do là địa phương có trữ lượng vàng khá lớn nên tình trạng khai thác vàng trái phép đã gây ra không ít hệ lụy cho đời sống người dân. Dù sống ở xứ “vàng vui” nhưng đời sống của người dân ở Huồi Máy – nơi được xem là tận cùng của xứ “vàng vui” còn hết sức khó khăn, thiếu thốn.

Huồi Máy là điểm trường xa nhất của Trường Tiểu học Cắm Muộn 2 (xã Cắm Muộn, Quế Phong, Nghệ An). Thực tế Huồi Máy chỉ là một phần của bản Cắm tuy nhiên do tách biệt với bản chính nên có tên riêng dù tên bản không được thể hiện trên bản đồ hành chính của xã. Bản có 39 hộ dân với 177 nhân khẩu, chủ yếu là người Khơ –mú. 100% số hộ trong bản là hộ nghèo.

Từ điểm trường chính vào Huồi Máy chỉ có khoảng 10 km chạy được xe máy trên những cung đường quanh co đất đỏ. 15km tiếp theo là hành trình băng đèo, lội suối trước khi đến được với điểm trường xa nhất và cũng khó khăn nhất của xứ "vàng vui" này.

Điểm trường Huồi Máy có 15 học sinh với 5 lớp học do hai thầy giáo Lô Văn Lan và Lô Văn Thanh phụ trách. Theo thầy giáo Lô Văn Lan, cái khó nhất ở đây là do đời sống của đại bộ phận người dân còn hết sức khó khăn, cộng với tập tục vào sâu trong rừng dựng lán canh tác thay vì sống tập trung trong bản nên người dân chưa mấy coi trọng việc học.

Hành trình đến với con chữ của các em học sinh nơi đây hầu hết được "phó mặc" cho các thầy giáo. Dẫu các thầy giáo, nhà trường và chính quyền địa phương đã cố gắng rất nhiều nhưng do đời sống khó khăn, thiếu sự quan tâm của cha mẹ nên nhiều em chỉ có thể học hết tiểu học rồi phải nghỉ. Câu chuyện giáo dục là câu chuyện buồn nơi tận cùng của xứ được mệnh danh là "vàng vui" này.

Một số hình ảnh về điểm trường Huồi Máy do PV Báo Dân trí ghi lại:

Huồi Máy là điểm trường xa nhất của Trường tiểu học Cắm Muộn 2 (xã Cắm Muộn, Quế Phong, Nghệ An).
Huồi Máy là điểm trường xa nhất của Trường tiểu học Cắm Muộn 2 (xã Cắm Muộn, Quế Phong, Nghệ An).
Gian khổ đến với con chữ của học sinh Huồi Máy - 2
Để vào được điểm trường này phải vượt qua khoảng 15km đường rừng trơn nhẫy vào mùa mưa và lội qua 14 quãng suối.
Để vào được điểm trường này phải vượt qua khoảng 15km đường rừng trơn nhẫy vào mùa mưa và lội qua 14 quãng suối.
Đây là điểm trường xa nhất, cũng là điểm trường khó khăn nhất của Trường Tiểu học Cắm Muộn 2.
Đây là điểm trường xa nhất, cũng là điểm trường khó khăn nhất của Trường Tiểu học Cắm Muộn 2.
Điểm trường này có tổng số 15 học sinh, đều là người Khơ - mú.
Điểm trường này có tổng số 15 học sinh, đều là người Khơ - mú.
Do tập tục sinh sống nên hầu hết bố mẹ các em đều vào sâu trong rừng để trồng trọt, không quan tâm nhiều đến sự học của con em mình.
Do tập tục sinh sống nên hầu hết bố mẹ các em đều vào sâu trong rừng để trồng trọt, không quan tâm nhiều đến sự học của con em mình.
Cậu bé Ốc Văn Uy - học sinh lớp 3 ăn vội nắm xôi, chân đất tới trường. Bố mẹ Uy sống trong rừng, gửi con cho một gia đình khác trong bản nên hầu như Uy phải tự lo cho mình.
Cậu bé Ốc Văn Uy - học sinh lớp 3 ăn vội nắm xôi, chân đất tới trường. Bố mẹ Uy sống trong rừng, gửi con cho một gia đình khác trong bản nên hầu như Uy phải tự lo cho mình.
Trường được dựng bằng tranh, nứa, hở tứ bề. Mùa đông, sương và mưa phùn ùa vào khiến ngồi trong lớp học thầy trò vẫn ướt đẫm nước.
Trường được dựng bằng tranh, nứa, hở tứ bề. Mùa đông, sương và mưa phùn ùa vào khiến ngồi trong lớp học thầy trò vẫn ướt đẫm nước.
Mái nhà bị hỏng cũng chưa thể sửa chữa.
Mái nhà bị hỏng cũng chưa thể sửa chữa.
Tấm bảng gãy được các thầy giáo dùng lạt giang và mẩu gỗ nẹp lại.
Tấm bảng gãy được các thầy giáo dùng lạt giang và mẩu gỗ "nẹp" lại.
Với địa hình nơi đây thì việc đi dép đến lớp chỉ là một thủ tục...
Với địa hình nơi đây thì việc đi dép đến lớp chỉ là một "thủ tục"...
Cơm không đủ ăn, áo quần không đủ mặc nên việc học hành của các em học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều em chỉ gắng học hết tiểu học rồi nghỉ theo bố mẹ lên rừng.
Cơm không đủ ăn, áo quần không đủ mặc nên việc học hành của các em học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều em chỉ gắng học hết tiểu học rồi nghỉ theo bố mẹ lên rừng.
Lớp học 3 trong 1 ở điểm trường Huồi Máy do thầy giáo Lô Văn Lan phụ trách. Lớp có 3 học sinh lớp 1, 1 học sinh lớp 2 và 5 học sinh lớp 3.
Lớp học 3 trong 1 ở điểm trường Huồi Máy do thầy giáo Lô Văn Lan phụ trách. Lớp có 3 học sinh lớp 1, 1 học sinh lớp 2 và 5 học sinh lớp 3.
Thầy Lô Văn Thanh - phụ trách lớp 4-5 cho biết, do bố mẹ ở trong rừng nên nhiều hôm các em học sinh đến trường với cái bụng rỗng hoặc ăn ổi rừng thay cơm. Học trò lả vì đói, thầy giáo phải pha mì tôm, lấy cơm nguội trợ sức. Mỗi khi có đoàn vào thăm, thầy Thanh, thầy Lan đều để dành bánh kẹo để dụ học sinh tới lớp đều đặn hơn.
Thầy Lô Văn Thanh - phụ trách lớp 4-5 cho biết, do bố mẹ ở trong rừng nên nhiều hôm các em học sinh đến trường với cái bụng rỗng hoặc ăn ổi rừng thay cơm. Học trò lả vì đói, thầy giáo phải pha mì tôm, lấy cơm nguội "trợ sức". Mỗi khi có đoàn vào thăm, thầy Thanh, thầy Lan đều để dành bánh kẹo để "dụ" học sinh tới lớp đều đặn hơn.
Căn lán nhỏ của thầy Lan và thầy Thanh cũng xiêu vẹo, hư hỏng nhưng vẫn chưa thể sữa chữa hay thay thế.
Căn lán nhỏ của thầy Lan và thầy Thanh cũng xiêu vẹo, hư hỏng nhưng vẫn chưa thể sữa chữa hay thay thế.
Dù khó khăn, thiếu thốn nhưng các em học sinh ở đây được đánh giá là ngoan ngoãn, lễ phép, tiếp thu nhanh.
Dù khó khăn, thiếu thốn nhưng các em học sinh ở đây được đánh giá là ngoan ngoãn, lễ phép, tiếp thu nhanh.

Hoàng Lam