Nghệ An:

Gần 200 học sinh cử tuyển chưa được bố trí công tác

(Dân trí) - Từ năm 2008-2014, tỉnh Nghệ An có 439 được cử tuyển đi học. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 193 người chưa được bố trí nơi công tác.

Đó là một trong những nội dung chính tại buổi làm việc của Đoàn công tác UBTW MTTQ Việt Nam do ông Vũ Minh Châu - Trưởng ban Dân tộc với MTTQ tỉnh Nghệ An và các ngành liên quan về kết quả thực hiện chính sách cử tuyển, tuyển dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số và tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội dân tộc tại huyện Tương Dương (Nghệ An).

Ban Dân tộc (UBTW MTTQ VN) làm việc với tỉnh Nghệ An về việc thực hiện Nghị định 134 của Chính phủ về vấn đề cử tuyển của người dân tộc thiểu số và tình hình kinh tế xã hội, văn hóa của người Ơ-Đu (dân tộc dưới 1.000 người).
Ban Dân tộc (UBTW MTTQ VN) làm việc với tỉnh Nghệ An về việc thực hiện Nghị định 134 của Chính phủ về vấn đề cử tuyển của người dân tộc thiểu số và tình hình kinh tế xã hội, văn hóa của người Ơ-Đu (dân tộc dưới 1.000 người).

Nghệ An hiện nay có hơn 466 ngàn người là dân tộc thiểu số (chiếm 15,7%). Thực hiện Nghị định 134 của Chính phủ, trong 5 năm qua từ 2010-2015 tỉnh Nghệ An đã cử tuyển 294 người đi học.

Trong đó, có 7 người hệ cao đẳng và 287 người hệ đại học, trong số này dân tộc Kinh có 14 người (chiếm 4,7%), dân tộc thiểu số 280 người (chiếm 95,52%). Nếu tính từ năm 2008-2014, toàn tỉnh Nghệ An có 439 người được cử tuyển đi học, nhưng chỉ có 246 người bố trí được vị trí công tác, còn lại 193 người chưa bố trí được.

Qua khảo sát, sở dĩ có những hạn chế, bất cập như trên về công tác cử tuyển là vì chỉ tiêu tuyển cử của các huyện chưa có những quy hoạch, kế hoạch lâu dài để đăng ký chỉ tiêu. Những thay đổi về cán bộ, người phụ trách công tác tuyển cử chưa hiểu rõ về chính sách này.

Việc tuyển cử hàng năm chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội như chất lượng thấp, chưa đúng năng lực hay như học sinh miền núi chủ yếu khá về xã hội, trong khi nhu cầu xã hội chủ yếu đào tạo kỹ thuật, kinh tế…

Theo đó, nhiều ý kiến đánh giá cao Nghị định 134 lúc mới ban hành rất ý nghĩa đó là việc tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số có cơ hội được học hành, bố trí công tác hợp lý.

Nghị định 134 lúc mới ban hành rất ý nghĩa đó là việc tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số có cơ hội được học hành, bố trí công tác hợp lý. Tuy nhiên, đến thời điểm này, công tác cử tuyển hiện nay đã “lỗi thời” và còn nếu tiếp tục cử tuyển thì cần phải xác định cho con em đi học cái gì?
Nghị định 134 lúc mới ban hành rất ý nghĩa đó là việc tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số có cơ hội được học hành, bố trí công tác hợp lý. Tuy nhiên, đến thời điểm này, công tác cử tuyển hiện nay đã “lỗi thời” và còn nếu tiếp tục cử tuyển thì cần phải xác định cho con em đi học cái gì?

Tuy nhiên, đến thời điểm này, công tác cử tuyển hiện nay đã “lỗi thời” và còn nếu tiếp tục cử tuyển thì cần phải xác định cho con em đi học cái gì? Nghề nào?. Ngoài ra, hiện nay việc tinh giảm biên chế đã kéo theo việc bố trí cán bộ cho con em dân tộc thiểu số rất khó khăn, nhất là các ngành kỹ thuật, kinh tế... Thậm chí trong vấn đề cử tuyển vẫn có hiện tượng “con ông cháu cha”.

Đối với công tác dân tộc, bảo tồn người dân tộc Ơ-Đu (dân tộc dưới 1.000 dân) ở Nghệ An hiện nay còn nhiều vấn đề nan giải. Cụ thể, người dân tộc Ơ-Đu hiện chỉ sống dọc theo sông Nậm Nơn thuộc huyện Tương Dương với 95 hộ dân, 415 nhân khẩu (gốc người Ơ-Đu).

Thế nhưng hiện nay người dân tộc Ơ-Đu mặc dù có nhiều chính sách tái định cư, bảo tồn gìn giữ nét văn hóa nhưng có nguy cơ mai một. Bởi có một thực tế, hiện nay người dân tộc Ơ-Đu đã không còn nói tiếng mẹ đẻ của mình, không còn ngôn ngữ, số từ vựng còn lại khoảng 300 từ (trong có 100 từ lai), trang phục, văn hóa đã lai tạp các dân tộc sống xung quanh.

Tại buổi làm việc, ông Vũ Minh Châu - Trưởng ban Dân tộc cho rằng: Vì người Ơ-Đu không lấy nhau trong dân tộc mình nên vấn đề nòi giống mai sau cũng là vấn đề cần lưu ý. Để giữ gìn được dân tộc này cần phải nhanh chóng với sự vào cuộc của các cấp, ngành tỉnh Nghệ An.

Nguyễn Duy