Chương trình Tìm hiểu Khoa học cùng Sony:

Đưa khoa học đến gần với học sinh

Không ít người nghĩ rằng làm khoa học chỉ dành cho lứa tuổi từ đại học trở lên. Nhưng thực tế, việc giáo dục khoa học cho các em nhỏ cũng quan trọng không kém việc học chữ hay các môn xã hội khác. Theo Giáo sư Maggie Dallman, Hiệu phó Trung tâm cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến toàn cầu Partnerships Academic (Dallas, Mỹ), giáo dục khoa học là nền tảng giúp trẻ em tiếp thu tốt hơn các kiến thức về xã hội.

Vì vậy, khi được truyền cảm hứng về khoa học, các em nhỏ sẽ phát triển các kỹ năng sống và có xu hướng  giải quyết tốt hơn các vấn đề gặp phải trong cuộc sống thực tế.

Khoa học đơn giản và hào hứng cùng Sony

Đồng quan điểm với Giáo sư Maggie Dallman, ông Masaru Ibuka - đồng sáng lập tập đoàn Sony - tin rằng giáo dục khoa học cho các em nhỏ là chìa khóa quan trọng để tái xây dựng xã hội phồn vinh trong tương lai. Vì vậy, ông và tập đoàn Sony đã có nhiều chương trình hỗ trợ giáo dục khoa học trên toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua. Một trong những chương trình đó là Tìm hiểu Khoa học cùng Sony, đã được mang đến cho trẻ em Việt Nam từ năm 2011.

Chương trình​ ​Tìm hiểu khoa học cùng Sony mang đến cho các em học sinh những trải nghiệm chân thực và thú vị về cách học và ứng dụng kiến thức khoa học vào thực tế cuộc sống.
Chương trình​ ​Tìm hiểu khoa học cùng Sony mang đến cho các em học sinh những trải nghiệm chân thực và thú vị về cách học và ứng dụng kiến thức khoa học vào thực tế cuộc sống.

Đầu tháng 11 vừa qua, chương trình Tìm hiểu Khoa học cùng Sony lần thứ 9 đã được tổ chức tại Trường THCS Phước Bình, Quận 9 và thu hút hơn 240 em học sinh đến từ 14 trường THPT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Lần này, các em học sinh đã được tìm hiểu cách làm chiếc tai nghe từ những vật dụng vô cùng đơn giản như vỏ chai nhựa, bìa carton, nam châm, dây đồng, băng keo và các viên gỗ tròn nhỏ… Trông những khuôn mặt trẻ thơ rạng rỡ nói cười trong khi những ngón tay nhỏ nhắn vẫn thoăn thoắt dán băng keo, quấn dây đồng, cắt giấy… mới thấy hết sự hào hứng của các em nhỏ. Em Đông Hân, đến từ trường THCS Phú Hữu, cho biết: “Làm khoa học với mấy anh chị Sony thật dễ mà vui. Ước gì tuần nào em cũng được tham gia một chương trình như thế này”. Còn em Ánh Tuyết, đến từ trường THCS Long Phước, làm rất nhanh chiếc tai nghe của mình rồi quay sang giúp bạn bên cạnh. Em còn tiết lộ là sẽ mang chiếc tai nghe làm được về làm quà cho ba mẹ.

Việc tự mày mò chế tạo chiếc tai nghe từ vật liệu tái chế giúp các em học sinh vừa dễ dàng tiếp thu kiến thức khoa học vừa ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.
Việc tự mày mò chế tạo chiếc tai nghe từ vật liệu tái chế giúp các em học sinh vừa dễ dàng tiếp thu kiến thức khoa học vừa ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.

Không chỉ các em nhỏ hào hứng với chiếc tai nghe tự chế mà các cô giáo, thầy giáo đến từ 14 trường cũng thích thú với món quà từ Sony. Vừa cẩn thận chuốt đầu lõi dây điện bằng giấy nhám, cô Đào Thị Thanh Tuyến - Tổng phụ trách của trường THCS Trường Thạnh - vừa chia sẻ: “Thật thú vị khi có thể làm một sản phẩm công nghệ từ những vật dụng đơn sơ. Tôi cũng đang muốn học làm chiếc tai nghe này để có thể hướng dẫn lại cho các em không được tham gia chương trình hôm nay”.

Một chương trình thực tiễn và ý nghĩa

Không khí hào hứng của 240 em học sinh đến từ 14 trường THCS tham gia trong chương trình.
Không khí hào hứng của 240 em học sinh đến từ 14 trường THCS tham gia trong chương trình.

Tại Việt Nam, Sony đã thực hiện 9 chương trình Tìm hiểu Khoa học cùng Sony với 4 chủ đề khác nhau như: “Tự tạo kính 3D”, “Cách làm tai nghe”, “Cách lắp ráp máy ghi âm” và “Hướng dẫn lắp ráp bộ phát và lưu trữ điện”. Với sự hướng dẫn đầy nhiệt huyết của nhóm tình nguyện viên Sony, các em nhận thấy rằng làm khoa học không phải là việc khô khan, phức tạp trong phòng thí nghiệm mà chính là hoạt động sáng tạo giản đơn ngay trong cuộc sống thường ngày. Chẳng hạn như chiếc tai nghe lần này được tận dụng từ những chiếc vỏ chai tưởng chừng như không thể sử dụng được nữa. Khoa học mà Sony mang đến thú vị như thế nên hơn 1000 em học sinh từ 51 trường tiểu học và THCS tại TP.HCM và Hà Nội từng có cơ hội được tham gia đã vô cùng hứng khởi với chương trình và có ý muốn tìm hiểu thêm về khoa học một cách thích thú về sau.

Ông Tsuda Yasuhiro, Tổng Giám Đốc Sony Electronics Vietnam​ ​cùng các tình nguyện viên​ ​hỗ trợ các em​ ​học sinh​ ​hoàn thiện chiếc tai nghe của mình trong chương trình tìm hiểu khoa học vừa qua.
Ông Tsuda Yasuhiro, Tổng Giám Đốc Sony Electronics Vietnam​ ​cùng các tình nguyện viên​ ​hỗ trợ các em​ ​học sinh​ ​hoàn thiện chiếc tai nghe của mình trong chương trình tìm hiểu khoa học vừa qua.

Người đặt nền móng cho chương trình Tìm hiểu Khoa học cùng Sony là ông Masaru Ibuka, một nhà khoa học tận tuỵ đồng thời là một người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục trẻ thơ. Ông từng được biết đến là tác giả của hai cuốn sách giáo dục nổi tiếng thế giới mà nhiều bà mẹ tìm đọc là “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” và “Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con”. Từ chương trình khoa học thực tiễn này của ông Masaru Ibuka, mọi người sẽ có cái nhìn khác đi về khoa học. Hẳn khoa học không phải là những bài học sách vở khô khan mà là một sân chơi sôi động và mang tính giáo dục cao cho các em nhỏ. Từ những câu chuyện mang tính định hướng của chương trình, các em học sinh còn hiểu rõ tầm quan trọng của nguồn điện và cách tiết kiệm điện trong gia đình. Đây không chỉ là hoạt động khơi gợi và phát huy niềm đam mê khoa học của học sinh mà còn là cách giúp các em có ý thức bảo vệ môi trường, nhất là biết sử dụng tốt hơn các vật liệu tái chế.

“Xuất phát từ cam kết “Vì thế hệ mai sau” của Tập đoàn Sony, chương trình Tìm hiểu khoa học cùng Sony mong muốn tạo cho các học sinh có cơ hội khám phá và trải nghiệm thú vị về thế giới khoa học rộng lớn, qua đó ươm mầm niềm đam mê và sự yêu thích của các em với khoa học. Niềm đam mê đó sẽ lớn dần và kết quả mang lại sẽ là những nhà khoa học, những kỹ sư giỏi trong tương lai”, ông Tsuda Yasuhiro - Tổng giám đốc Sony Electronics Việt Nam cho biết.