Diễn văn trong lễ tốt nghiệp hay nhất mọi thời đại của Steve Jobs và Bill Gates

Những bước ngoặt của chính mình từ lúc sinh thành đến đối mặt với cái chết, mở đầu hóm hỉnh, sâu lắng về lời nhắn nhủ của mẹ phải giúp đỡ nhiều người,… khiến cho các bài diễn văn tại lễ tốt nghiệp của Steve Jobs và Bill Gates được coi là hay nhất mọi thời đại.

Theo truyền thống ở các trường đại học Mỹ, các lãnh đạo nổi tiếng thường được mời đến phát biểu tại lễ tốt nghiệp của sinh viên hàng năm. Các diễn văn này thường động viên các sinh viên tốt nghiệp rằng sẽ đạt được tất cả nếu tin tưởng vào ước mơ của mình. Nhưng những lời khuyên quý giá nhất thường được đúc kết từ những chiêm nghiệm cá nhân, gần gũi nhất.

Steve Jobs chiêm nghiệm tại lễ tốt nghiệp của Đại học Stanford năm 2005

Cố Nhà sáng lập và Tổng giám đốc Apple bắt đầu bằng câu chuyện cảm động về nỗi thất vọng ngay khi vừa ra đời.

“Mọi việc bắt đầu trước khi tôi sinh ra. Mẹ đẻ của tôi là một phụ nữ trẻ, chưa chồng, đã tốt nghiệp đại học, và bà quyết định đem cho tôi làm con nuôi. Bà cảm thấy rất mong muốn tôi được những người tốt nghiệp đại học nhận nuôi, và do đó theo kế hoạch tôi sẽ được một luật sư và vợ ông ấy nhận nuôi sau khi sinh. Chỉ có điều khi tôi chui ra, họ quyết định vào phút chót rằng họ muốn nhận con gái. Do đó bố mẹ tôi, khi đó đang trong danh sách chờ, đã nhận được một cú điện thoại giữa đêm rằng: ‘Chúng tôi có một cháu trai ngoài kế hoạch, anh chị có muốn nhận không?’ Họ nói: ‘Dĩ nhiên'. Mẹ đẻ của tôi sau đó biết được rằng mẹ tôi chưa tốt nghiệp đại học, và bố tôi chưa tốt nghiệp phổ thông. Bà từ chối ký giấy tờ cho con nuôi. Bà chỉ nhượng bộ vài tháng sau đó, khi bố mẹ tôi hứa rằng tôi sẽ được đi học đại học sau này".

Cố Tổng giám đốc Apple, Steve Jobs.
Cố Tổng giám đốc Apple, Steve Jobs.

Từ câu chuyện sinh thành, ông chuyển sang những triết lý về cái chết, trong thời điểm mà trước đó 1 năm, ông vừa được chẩn đoán là mắc phải căn bệnh ung thư quái ác. Thông qua đó ông đưa ra những lời khuyên sâu sắc về việc nên sống cho chính bản thân mình.

“Cái chết có khả năng lớn là phát minh lớn nhất của cuộc sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống; nó xoá bỏ cái già nua để tạo chỗ cho cái mới mẻ. Bây giờ, các bạn đang là cái mới. Nhưng một ngày không quá xa, các bạn sẽ dần trở thành già nua và bị xoá bỏ. Xin lỗi vì sự cường điệu này, nhưng đó là sự thật. Thời gian của các bạn là có hạn, do đó đừng phí phạm nói vì mải sống cuộc sống của một ai khác. Đừng bị rơi vào cạm bẫy của giáo điều, tức là sống theo kết quả của suy nghĩ của những người khác. Đừng để cho tiếng nhiễu của ý kiến của người khác dìm chết tiếng nói nội tại, trái tim và linh cảm của chính bạn. Bằng cách nào đó, những thứ đó đã xác định được bạn thực sự muốn trở thành người như thế nào. Mọi thứ khác đều chỉ là thứ yếu…”.

Và ông kết thúc với câu nói sau đó đã trở thành bất hủ: “Stay hungry, stay foolish." (Hãy luôn khát khao, hãy luôn dại khờ).

Bill Gates hóm hỉnh tại lễ tốt nghiệp của Đại học Harvard năm 2007

Nhắc đến chuyện từng bỏ học Harvard làm cho bố mẹ lo lắng, và nay được nhận bằng tốt nghiệp danh dự từ nhà trường, cựu chủ tịch Microsoft bắt đầu với một câu đùa khá dễ thương.

“Tôi đã chờ 30 năm để nói câu này: ‘Bố ơi, con đã bảo là con sẽ quay lại và nhận bằng tốt nghiệp mà'. Tôi muốn cảm ơn Harvard vì vinh dự đúng lúc này. Tôi sẽ thay đổi công việc vào năm tới… và sẽ rất tốt vì cuối cùng tôi cũng có một cái bằng đại học trong lý lịch của mình.”

Nhà sáng lập Microsoft, Bill Gates.
Nhà sáng lập Microsoft, Bill Gates.

Ông kể tiếp một câu chuyện có phần liều lĩnh của mình về những ngày đầu quyết định thành lập Microsoft, qua đó ngầm động viên các bạn trẻ nên dám nghĩ, dám làm.

“Một kỷ niệm lớn nhất của tôi ở Harvard là vào năm 1975, khi tôi gọi điện từ ký túc xá Currier House cho một công ty ở Albuquerque, lúc đó họ mới bắt đầu phát triển dòng máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới. Tôi đề xuất bán phần mềm cho họ.

Tôi lo họ sẽ nhận ra rằng tôi chỉ là một sinh viên trong ký túc xá, và sẽ cúp máy. Nhưng họ lại nói: ‘Chúng tôi chưa sẵn sàng lắm, anh hãy quay lại sau một tháng nhé’. Đó là một điều tốt, vì chúng tôi cũng chưa viết cái phần mềm ấy. Từ giây phút đó, tôi làm việc ngày đêm với cái dự án được công thêm điểm này, và nó đánh dấu kết thúc việc học đại học của tôi, và khởi đầu con đường đáng nhớ của tôi với Microsoft.”

Đừng chỉ phấn đấu thành đạt, mà hãy phấn đấu giúp ích cho nhiều người

Cũng như Steve Jobs, Bill Gates cũng chia sẻ lời nhắn nhủ của mẹ mình, và qua đó nhắn nhủ các bạn trẻ.

“Mẹ tôi, người đã đầy tự tin khi tôi được nhận vào trường này, chưa bao giờ dừng thúc ép tôi làm nhiều hơn để giúp những người khác. Vài ngày trước đám cưới của tôi, mẹ tổ chức một buổi gặp gỡ cô dâu, và mẹ đã đọc to một bức thư về hôn nhân mà mẹ viết cho Melinda. Thời điểm đó, mẹ tôi đang ốm nặng vì ung thư, nhưng bà đã thấy thêm một cơ hội để chuyển thông điệp, và ở cuối thư bà nói: ‘Những người được cho nhiều thứ, cũng được kỳ vọng nhiều thứ.’

Và tôi hy vọng rằng các bạn sẽ quay lại Harvard sau 30 năm nữa, và nhìn lại các bạn đã làm được gì với tài năng và nhiệt huyết của các bạn. Tôi mong rằng các bạn sẽ không chỉ đánh giá bản thân mình qua những thành tựu trong công việc, mà còn qua việc các bạn đã giải quyết những bất bình đẳng sâu sắc nhất của thế giới như thế nào. Và qua việc các bạn đã đối xử với những người ở bên kia Trái đất, những người không có gì chung với các bạn ngoài việc cùng chung nhân cách.”

Hỗ trợ của Bill Gates cho y tế, giáo dục trên thế giới và Việt Nam

May mắn hơn Steve Jobs vì hãy còn nhiều thời gian trên thế gian này, Bill Gates và vợ đã giành phần lớn gia tài và công sức của mình để giúp đỡ hàng triệu người trên thế giới, như ông đã khuyên các sinh viên tốt nghiệp. Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation đã tài trợ hàng tỷ USD cho các dự án chống lại dịch bệnh, và các dự án phát triển giáo dục trên toàn cầu. Ông đặc biệt chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển đào tạo trực tuyến, và hỗ trợ cho các tổ chức, chương trình như Khan Academy, Educause, MyCollege Foundation, EdX, University of the People... Năm 2006, Bill Gates cũng đã tài trợ và đích thân dự lễ khởi động một chương trình đào tạo trực tuyến tại Việt Nam, chương trình Topic64 tiền thân của Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica.

Từ đó đến nay, Topica đã trở thành một đơn vị đào tạo trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á, và là tổ chức đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu công nghệ E-Learning ra nước ngoài. Hơn 500 nhân viên và 1.400 giảng viên đang giành nhiều tâm huyết với mong muốn giúp hàng triệu người được học tập các chương trình chất lượng cao.

Hiện tại, Topica đang tái khởi động Đợt 2 sau thành công của các chương trình tuyển dụng lãnh đạo trẻ “22 CEO tương lai” và “Quản trị viên tập sự”, để tìm kiếm những nhân tài cùng tiếp tục phát triển và mở rộng ra quốc tế. Mục tiêu là tuyển dụng 6 người bắt đầu từ vị trí Giám đốc Trung tâm, 11 Trưởng phòng các đơn vị, và 4 Quản trị viên tập sự là sinh viên năm cuối. Họ sẽ trải qua 6 tháng bồi dưỡng ở 3 vị trí khác nhau tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Manila hoặc Bangkok, và sau đó tiếp tục tôi luyện, cống hiến để trở thành CEO, lãnh đạo các đơn vị của Topica sau 5 năm.

Thông tin chi tiết về các vị trí này tại đây:

Chương trình tuyển dụng lãnh đạo trẻ “22 CEO Tương lai”: topi.ca/22ceo

Chương trình tuyển dụng Quản trị viên tập sự “MTP": topi.ca/mtp

Nhà sáng lập Microsoft, Bill Gates.
Đoàn giáo sư ĐH Stanford thăm và tìm hiểu mô hình E-learning tại Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica vào T12/2014.

Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica là đơn vị đào tạo trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á. Topica Uni cung cấp hạ tầng và dịch vụ cho 8 trường Đại học, trong đó có các trường tốp đầu, ở Philippines và Việt Nam, để triển khai các chương trình Cử nhân trực tuyến chất lượng cao. Topica Native cung cấp các khoá luyện nói tiếng Anh trực tuyến với giáo viên bản ngữ ở Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, và là nơi đầu tiên trên thế giới triển khai ứng dụng luyện nói qua Google Glass. Topica Founder Institute là chương trình huấn luyện khởi nghiệp duy nhất ở Việt Nam có các học viên tốt nghiệp đã nhân được tổng vốn đầu tư gần 10 triệu USD sau 3 năm. Topic64, dự án tiền thân của Topica do Chủ tịch Microsoft Bill Gates khởi động thàng 4/2006. Đội ngũ Topica hiện nay có 500 nhân viên, 1.400 giảng viên tại các văn phòng Manila, Singapore, Bangkok, Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng.

M.T