Đề thi "lạ" ở Vũng Tàu

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 10, 11 có cả hình ảnh, tiếng Anh và chữ Hán.

Ngày 5/3/2015, Sở GD-ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức kỳ thi  chọn học sinh giỏi Olympic 27/4 (27/4/1975 là ngày giải phóng hoàn toàn tỉnh).

Đề thi môn Ngữ văn nhận được nhiều ý kiến khác nhau.

Đề thi lạ ở Vũng Tàu

Đề thi dành cho học sinh lớp 10

 

Đề thi lạ ở Vũng Tàu

Đề thi dành cho học sinh lớp 11

Cùng một bố cục (câu hỏi nghị luận xã hội 8 điểm, câu hỏi nghị luận văn học 12 điểm), các đề thi này còn được người ra đề "sinh động hóa" bằng các hình ảnh.

Một giáo viên dạy văn cho biết, đây là nỗ lực làm mới cách ra đề thi - một chủ trương đang được ngành giáo dục khuyến khích.

Tuy nhiên, anh băn khoăn ở một vài chi tiết.

Cụ thể, ở đề thi dành cho học sinh lớp 10, câu hỏi số 2 (12 điểm) chưa thật sự chuẩn xác. Gắn chữ Hán trong đề thi (chữ này có nghĩa là Trần) với biểu trưng "một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc" là hơi khiên cưỡng.

Còn ở đề thi dành cho học sinh lớp 11, câu hỏi số 1 (8 điểm), cách hỏi có thêm chú thích "Tham khảo gợi ý: Tại sao không phải thanh gươm hay khẩu súng mà là ngọn bút" cho thấy đề thi còn rườm rà.

Trên diễn đàn Học văn - Văn học có nhiều thảo luận về các đề thi này.

đề thi dành cho học sinh lớp 10, một số ý kiến thắc mắc đề thi có chữ Hán như vậy "có tính đánh đố". Tuy nhiên, trong sách giáo khoa lớp 10, phần chú thích, các em đã được biết đến hình ảnh của chữ Hán đó, khi học bài về văn học thời Lý - Trần. Chữ "Trần" khi chiết tự ra có nghĩa là Đông A, gợi liên tưởng về "hào khí Đông A".

Ở câu hỏi số 1 trong đề thi dành cho học sinh lớp 11, thành viên Nguyễn Trường Kha liên tưởng ngay tới vụ biếm họa của tòa soạn báo Charlie Hebdo (Pháp) xảy ra cuối năm 2014.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tới sự kiện này. Thành viên Noridomi Mèo trình bày:

"Nếu theo cách hiểu thông thường của mình, thì bức tranh đem đến hình ảnh: Hôm qua, hôm nay và ngày mai. Hình ảnh này gửi gắm thông điệp và ý nghĩa tốt đẹp.Về gợi ý: Gợi ý là ngọn bút, thì có lẽ hoặc là để chúng ta bàn về tác phẩm văn học. Hoặc là bàn về quá trình sáng tạo, tự hoàn thiện mình của người viết, của nhà văn.

Nhưng nếu làm bài như vậy thì mình không thích lắm, vì vấn đề bó hẹp, trong khi nếu không có gợi ý là ngọn bút thì ta có thể nói nhiều thứ hơn nữa.

Thứ ba: Đọc kĩ đề, ta thấy người ra đề ghi là: "bức ảnh biếm họa" tức là nói đến cái gì đó nhức nhối, không tốt. Vì vậy, giả thiết đưa ra ở điều thứ nhất và điều thứ hai của mình là không hợp lí". 

Theo Hạ Anh (Báo Vietnamnet)