Dạy nghề: Trao đam mê mới là khó!

(Dân trí) - Đối với giáo viên dạy nghề, sứ mệnh của họ không dừng lại ở việc cho đi kiến thức, mà còn là tiếp lửa đam mê nghề nghiệp cho thế hệ trẻ.

Hiểu được giá trị của nghề

Cho dù sự lựa chọn đầu tiên là vì lý do gì, sự yêu thích hay nỗi lo mưu sinh, nếu không đủ đam mê, bạn sẽ không thể có đủ sức mạnh để đi đến cuối với nghề nghiệp mà mình đã chọn. Vì thế, định hướng cho học viên là việc mà cơ sở đào tạo nghề nào cũng phải thực hiện. Trọng trách này được đặt lên vai của mỗi giáo viên đứng lớp.

“Thời gian đào tạo nghề thường ngắn, chỉ 3-6 tháng để có chứng chỉ nghề hoặc 1-3 năm để có bằng trung cấp. Vì thế, một trong những trăn trở của giáo viên dạy nghề chúng tôi là làm sao trong thời gian ngắn đó, học viên có thể thẩm thấu được giá trị nghề nghiệp cũng như được truyền lửa đam mê đủ để đi xa và phát triển cùng nghề” - Cô Thanh Phương (Giảng viên ngành Bếp bánh, trường Hướng Nghiệp Á Âu) chia sẻ.

Ví như trong lĩnh vực Ẩm thực - Dịch vụ - Nhà hàng - Khách sạn, việc bạn thích nấu ăn không đồng nghĩa là bạn có thể yêu và gắn bó suốt đời với sức nóng kinh người trong nhà bếp, âm thanh của chảo nồi khua liên tục và áp lực thời gian bất kể đêm ngày. Động lực lớn nhất để không từ bỏ chính là khi học viên hiểu được ý nghĩa cao đẹp của nghề, cũng như giá trị của những nỗ lực không mệt mỏi từ chính bản thân.

Dạy nghề: Trao đam mê mới là khó! - 1
Giúp cho học viên hiểu được giá trị của nghề là điều rất quan trọng.

Thầy Trần Phan Hùng, giảng viên ngành Kỹ thuật chế biến món ăn tại trường Trung cấp Kinh tế Du lịch TP. HCM (CET) thường chia sẻ với học viên: “Nghề bếp là cái nghiệp khó, nghiệp khổ; song lại mang đến rất nhiều niềm vui. Điều sung sướng nhất là khi bước ra khỏi gian bếp và được nhìn thấy thực khách đang say sưa thưởng thức món ăn của mình. Khi đó, món ăn mà mình dành hết tâm sức tạo ra là một tác phẩm nghệ thuật, còn mình chính là người nghệ sĩ”.

Dẫn lối đam mê

Một người thầy tận tâm vừa có thể trao cho học viên kỹ năng chuyên môn tốt; vừa truyền cảm hứng để học viên chủ động tiếp thu kiến thức tại lớp, nghiên cứu học hỏi cái mới sau giờ học và vận dụng vào phát triển năng lực cá nhân.

Thầy Trần Phan Hùng quan niệm rằng: “Ở trường học, học viên có quyền sai. Vì nếu sai, chúng tôi sẽ giúp các em sửa lại thành đúng. Nhưng một khi các em bước chân ra nghề, bất cứ lỗi lầm nhỏ nào cũng có thể khiến các em phải dừng lại mãi mãi”. Vì thế ở mỗi giờ lên lớp, thầy yêu cầu học viên phải tập trung tối đa, thể hiện hết sức mình, đặt trọn tình yêu và tâm huyết vào món ăn mà mình đang chế biến. Nhờ đó, ngọn lửa đam mê trong các bạn học viên ngành bếp được nung nấu lớn thêm qua từng ngày.

Đối với thầy Tăng Nguyễn Hoàng Bảo, giảng viên ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn (NHKS), CEO MuiNe Bay Resort & Spa, thầy quan niệm: Không có bài học nào là miễn phí. Tôi đã trải qua rất nhiều áp lực, có cả mồ hôi và nước mắt để thích nghi trong môi trường NHKS, và đó cũng là điều tôi cố gắng truyền tải đến học viên của mình. Ngành hospitality là cánh cửa rộng mở cho ai luôn giữ thái độ tích cực và không ngừng nỗ lực tìm kiếm cơ hội cho bản thân”.

Dạy nghề: Trao đam mê mới là khó! - 2
Thầy Tăng Nguyễn Hoàng Bảo trong giờ dạy của mình.

Không một ước mơ nào bị chối bỏ dưới mái trường nghề. Giảng viên thường dành nhiều thời gian để lắng nghe câu chuyện của học viên để chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm mình có được trong quá trình làm nghề. Để rồi họ tìm thấy điểm tương đồng trong nhau: Thầy cũng từng là trò, từng có những hoài bão ước mơ vụng dại; Trò thì mang khao khát sẽ thành công như thầy cô của mình ngày hôm nay.

“Tôi luôn nói với học viên của mình, bên cạnh đam mê, các em cần hiểu bản thân mình muốn gì? Đâu là thế mạnh của mình? Các em cần đầu tư nghiêm túc để có được kỹ năng và kiến thức bài bản, thêm vào đó là tính kiên nhẫn và giữ vững quyết tâm. Bởi vì đến cuối cùng, các em có thành công với nghề hay không đều do bản thân đã đủ cố gắng cho đam mê của mình hay chưa”. – Cô Thanh Phương chia sẻ.

Dạy nghề: Trao đam mê mới là khó! - 3
Cô Thanh Phương hướng dẫn học viên trong lớp học nghề làm bánh

Trở thành giáo viên dạy nghề là một điều cao quý. Thầy cô không chỉ dạy cho học viên cái nghề; mà còn mang sứ mệnh trao đam mê và giá trị nghề nghiệp để đào tạo ra những con người làm nghề có tâm, có tầm, có ích cho xã hội.

Hướng nghiệp Á Âu – Hệ thống chi nhánh toàn quốc

Đơn vị đào tạo đa ngành: Đầu bếp, Làm bánh, Pha chế, Làm kem, Quản trị Nhà hàng – Khách sạn

Tổng đài tư vấn (miễn phí cước gọi): 1800 6148

Website: https://www.huongnghiepaau.com

Fanpage: https://www.facebook.com/huongnghiepaau/

Email: hnaau@huongnghiepaau.com