Đào tạo con người - giá trị cốt lõi trong giáo dục

Với phương châm “Thành nhân trước khi thành danh”, trường Đại học Văn Hiến đặt vai trò giáo dục con người lên vị trí hàng đầu bên cạnh đào tạo chuyên môn.

20 năm thành lập và phát triển, các khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn được ĐH Văn Hiến chú trọng đào tạo để mang đến cho sinh viên những nền tảng vững chắc, nhằm đi đến quyết định phù hợp cho công việc trong tương lai.

Nơi tạo giá trị tương xứng

Phương châm đào tạo “Thành nhân trước khi thành danh” luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của trường ĐH Văn Hiến từ khi thành lập năm 1997 đến nay.

Theo đó, mỗi sinh viên ĐH Văn Hiến trước hết phải được giáo dục để trở thành người có đức, được đào tạo thành thạo về chuyên môn để thành tài. Việc hoàn thiện nhân cách trong mối quan hệ giữa tài và đức còn góp phần tạo nên nền giáo dục toàn diện.

ĐH Văn Hiến giúp sinh viên phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao của xã hội.
ĐH Văn Hiến giúp sinh viên phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao của xã hội.

Thông qua các khóa kỹ năng mềm như: Kỹ năng quản lý cảm xúc và ứng xử trong cuộc sống, kỹ năng khám phá bản thân, xây dựng mục tiêu… sinh viên nhận thức và phát huy thế mạnh của bản thân, từng bước hoàn thiện nhân cách và có mục tiêu rõ ràng trong học tập và cuộc sống. Nhà trường còn thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa mang tính giáo dục, định hướng về đạo đức trong chương trình thiện nguyện, CLB của trường.

Nhờ thế, sinh viên Văn Hiến khi đối diện với khó khăn, thử thách luôn bản lĩnh, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và có tinh thần cống hiến cho xã hội. Đó là hành trang vững chắc trường ĐH Văn Hiến trang bị cho các bạn để bước vào đời. Đồng thời, việc rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên cũng được nhà trường lấy làm trọng tâm trong chương trình đào tạo. Nhiều thế hệ sinh viên Văn Hiến được các doanh nghiệp đánh giá cao ở thái độ nghiêm túc, tinh thần kỷ luật, ý chí cầu tiến, vươn lên trong công việc.

Lấy tâm làm gốc, mỗi hoạt động, chương trình của trường đều hướng đến sinh viên. Quỹ học bổng của HungHau Holdings như: Học bổng Chắp cánh ước mơ, học bổng Hoàng Như Mai còn hỗ trợ, khích lệ tinh thần cho học sinh giỏi có hoàn cảnh khó khăn trúng tuyển vào ĐH Văn Hiến và các trường thuộc Hệ thống giáo dục Hùng Hậu Education, sinh viên khó khăn có thành tích học tập tốt… Trong quá trình học tập, sinh viên giỏi còn được trao học bổng khuyến khích học tập.

Các giảng viên ĐH Văn Hiến luôn lắng nghe, thấu hiểu tâm tư và nguyện vọng của sinh viên để lựa chọn phương pháp dạy phù hợp.
Các giảng viên ĐH Văn Hiến luôn lắng nghe, thấu hiểu tâm tư và nguyện vọng của sinh viên để lựa chọn phương pháp dạy phù hợp.

Khối ngành Xã hội đào tạo con người để thành nhân

Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn có lịch sử lâu đời nhất, hình thành và phát triển cùng với lịch sử của trường. Giáo sư Hoàng Như Mai - nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học nổi tiếng, một trong những thành viên sáng lập ĐH Văn Hiến là người đặt nền móng cho các chương trình Xã hội Nhân văn của trường.

Các khối ngành Xã hội Nhân văn tập trung rèn luyện cho sinh viên những năng lực tổng quát gồm: Khả năng độc lập tư duy, khả năng phán đoán, đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề hiệu quả, kỹ năng diễn đạt và giao tiếp. Đây là năng lực cần thiết để sinh viên đưa ra những quyết định phù hợp cho công việc, cuộc sống, giao tiếp hiệu quả để thành công. Sinh viên sẽ được trải nghiệm môi trường học tập hiện đại, cùng cơ hội được đào tạo bài bản và tạo nền tảng vững chắc cho tương lai.

Nhờ chương trình giáo dục giúp phát huy năng lực bản thân, nhiều cựu sinh viên của trường ĐH Văn Hiến thành công trong vai trò nhà nghiên cứu văn học, nhà ngôn ngữ học, chuyên gia xã hội học, chuyên viên tâm lý…

Nhiều thế hệ sinh viên khối ngành Xã hội Nhân văn - ĐH Văn Hiến thành công trong xã hội, góp phần khẳng định thương hiệu của trường.
Nhiều thế hệ sinh viên khối ngành Xã hội Nhân văn - ĐH Văn Hiến thành công trong xã hội, góp phần khẳng định thương hiệu của trường.

Từ một trường ĐH đào tạo chủ yếu các ngành Xã hội Nhân văn, trải qua 20 năm, ĐH Văn Hiến đã đào tạo đa ngành về Kinh tế, Kỹ thuật, Du lịch... Đặc biệt, ĐH Văn Hiến còn là trường có khả năng cấp bằng ĐH Piano và Thanh nhạc.

Năm 2017, ĐH Văn Hiến mở rộng cửa cho thí sinh bằng phương thức thi tuyển kết hợp với xét tuyển. Trường dành chỉ tiêu cao cho phương thức xét tuyển học bạ THPT với 2.000 chỉ tiêu, trong tổng số 3.000 chỉ tiêu tuyển sinh.

Để tham gia xét tuyển vào Đại học Văn Hiến, thí sinh cần đáp ứng các yêu cầu: tốt nghiệp THPT, tổng điểm trung bình của 3 môn xét tuyển trong 3 học kỳ (2 học kỳ lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12) hoặc trong 2 học kỳ lớp 12 đạt từ 18.0 điểm.

Thí sinh có thể tìm hiểu thông tin tuyển sinh 2017 của trường ĐH Văn Hiến tại website: http://ts.vhu.edu.vn