Cuộc sống rực rỡ của nữ giảng viên kiến trúc

Nấu ăn ngon, cắm hoa đẹp, phong cách thời trang ấn tượng… nữ giảng viên kiến trúc làm cho cuộc sống của mình luôn rực rỡ màu sắc, từ khi bước chân ra ngoài cửa cho tới lúc vào tận bếp ăn.

Khi ghé qua trang Facebook của chị Đặng Tố Nga – giảng viên khoa Kiến trúc, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, nhiều người sẽ hoa mắt với hàng trăm đĩa thức ăn nhìn đã thấy ngon mắt và bày biện rất sáng tạo.

Chị Nga cho biết “người thầy” dạy nấu ăn đầu tiên, và cũng là “người thầy” vô cùng nghiêm khắc, là bố chị. Ông cũng đã từng là thầy giáo - kiến trúc sư.

Nữ giảng viên Đặng Tố Nga.
Nữ giảng viên Đặng Tố Nga.

“Bố mình ít khi nấu ăn nhưng nấu rất ngon và bày biện đẹp mắt. Với bố, dù thức ăn đơn giản nhưng bày ra phải đẹp.

Đơn giản nhất là món rau muống luộc, nhưng bố dạy phải luộc sao cho rau thật xanh, luộc xong vớt ra rổ cho ráo nước rồi phải gắp từng cọng rau vào đĩa xếp thẳng hàng để khi ăn, mọi người gắp dễ dàng chứ không bị kéo lên cả búi”.

Mặc dù chỉ là “tay ngang” – không học qua khóa đào tạo chính quy nào, nhưng sự học hỏi và kiến thức và kinh nghiệm nấu ăn chị tích lũy được từ những người bạn đã giúp chị có một bảng thực đơn vô cùng phong phú, từ món Á tới món Âu.

Cuộc sống rực rỡ của nữ giảng viên kiến trúc - 2

Chị Nga nhớ khi mới sang học ở Ý, bên cạnh tiếng Anh dùng cho công việc học tập ở trường, chị còn đi học ngôn ngữ của đất nước này để giúp việc giao tiếp với người bản địa được dễ dàng hơn. Trong lớp học tiếng Italia đó, nhiều người là đầu bếp của một số nhà hàng đến Italia làm việc, nên chị đã có cơ hội để được hỏi, tìm hiểu sâu hơn về ẩm thực của Italia và nhiều nước khác.

“Cứ cuối tuần, mọi người trong lớp lại tụ tập để ăn uống. Mỗi người làm một món ăn của đất nước mình. Mọi người rất thích món nem rán tôi làm. Đồng thời, cũng từ những ngày đó, tôi đã biết làm món Nhật rất siêu dù chưa đặt chân đến đất nước này…”, chị Nga nhớ lại.

Sự phối màu, hương vị, cách chọn bát đĩa và khăn trải bàn giúp tạo ra không khí ấm cúng, trang nhã, ngon miệng khi thưởng thức.

Chị Nga từng dạy nấu ăn trong chương trình "bữa tối của Bòn bon" trên truyền hình và ở một vài trung tâm nghệ thuật. Tuy nhiên, hiện tại do công việc bận rộn, nên “đối tượng” chủ yếu mà chị kỳ công dành thời gian nấu ăn và trình bày đẹp là cô con gái 10 tuổi. “Con lười ăn nên mẹ hơi vất vả” – chị Nga vui vẻ giải thích lý do.

Chiêm ngưỡng một số đĩa thức ăn chị làm cho con khiến dân mạng chao đảo:

“Con lười ăn nên mẹ hơi vất vả.
“Con lười ăn nên mẹ hơi vất vả.
Mọi thứ trên đĩa đều có thể ăn.
Mọi thứ trên đĩa đều có thể ăn.
Cuộc sống rực rỡ của nữ giảng viên kiến trúc - 5
Món ăn ngày Halloween.
Món ăn ngày Halloween.
Quan trọng nhất là ý tưởng. Nhiều khi, ý tưởng là do con gái tôi đề nghị.
"Quan trọng nhất là ý tưởng. Nhiều khi, ý tưởng là do con gái tôi đề nghị".

Không chỉ khiến bạn bè ngả nghiêng vì tài nấu ăn, những lọ hoa chị Nga cắm cũng khiến mọi người thán phục vì sự tươi tắn, sáng tạo mà không quá phức tạp.

Cuộc sống rực rỡ của nữ giảng viên kiến trúc - 8

“Có khi chỉ là những bông thược dược cong queo, còi cọc cuối mùa, người trồng không bán được, tôi xuống vườn “mót”, tôi cũng có lọ hoa đẹp”

Nhưng cũng có khi chị Nga kỳ công “mai phục” để có một lọ hoa thật ưng ý, như hoa sen.

“Tôi thường lên tận đầm để mua sen.
“Tôi thường lên tận đầm để mua sen".
Mỗi bông sen có ba lần nở, nếu mình mua được loại chưa nở lần nào, lọ hoa sẽ rất đẹp và tươi lâu”.
"Mỗi bông sen có ba lần nở, nếu mình mua được loại chưa nở lần nào, lọ hoa sẽ rất đẹp và tươi lâu”.

Từ những bông cúc, bông đồng tiền, bông hoa chuối giản dị…, đến những loài hoa đắt tiền như lan, hồng… qua tay chị Nga đều trở nên rất đáng yêu.

Cuộc sống rực rỡ của nữ giảng viên kiến trúc - 11
Cuộc sống rực rỡ của nữ giảng viên kiến trúc - 12
Cuộc sống rực rỡ của nữ giảng viên kiến trúc - 13

“Bố tôi đã đi đến rất nhiều nơi, qua nhiều đất nước khác nhau và ông thường kể cho tôi về những miền đất ông đã đi qua. Lại được thừa hưởng tính thích hoạt động, khám phá của mẹ, nên tôi có một đam mê lớn nữa là du lịch.

Mẹ tôi rất thích thể thao, đã từng ở trong đội tuyển bóng chuyền nữ của Trường ĐH Dược Hà Nội. Ngoài ra bà có một niềm đam mê lớn cho nghệ thuật múa khi còn nhỏ và hiện tại thì biến thể thành đam mê dancesport. Mẹ truyền cho tôi đam mê thể thao và nhảy múa” – chị Nga bộc bạch.

“Vì bố và mẹ đều có nhiều đam mê nên kết quả là mình thích đủ thứ”.

Không ít người cho rằng cuộc sống của một giảng viên, hay giáo viên, thường bận rộn và đơn điệu với những giờ giảng trên lớp hay giáo án, giáo trình. Để có thể biến mình thành một “giảng viên đặc biệt” như hiện nay, chị Nga cho rằng “Cuộc sống của tôi bận rộn nhưng không đơn điệu được vì mình có rất nhiều đam mê”.

Theo chị Nga, “Đam mê này tạo điều kiện cho đam mê khác phát triển. Ví dụ như hoạt động thể thao cho tôi sức khoẻ và tính năng động, như vậy mới có thể đi du lịch nhiều, du lịch khám phá trèo đèo lội suối chứ không phải du lịch nghỉ dưỡng nhé. Có sức khoẻ thì mình làm được nhiều việc. Và càng làm nhiều càng thấy cần có sức khoẻ lại càng thích tập thể thao.

Những chuyến đi đã cho mình rất nhiều kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp thiết kế kiến trúc cũng như trong giảng dạy. "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" mà”.

Một lần đi Y Tý (Lào Cai).
Một lần đi Y Tý (Lào Cai).

“Trong một ngày, đi dạy về là chạy đi tập, rồi nấu ăn, rồi cắm hoa... bao nhiêu việc như thế, không có thời gian để cho sự đơn điệu ló mặt ra trong cuộc sống của tôi nữa”.

Theo Ngân Anh

VietNamNet