Chọn trường chọn ngành hay cứ học đã rồi tính sau?

(Dân trí) - Nhiều sĩ tử tìm hiểu thông tin về ngành học rất kỹ trước khi nộp hồ sơ xét tuyển vào đại học, số khác lại cho rằng học gì cũng được, ra làm trái ngành cũng không sao. Lựa chọn nào mới thực sự tốt và phù hợp với các bạn trẻ trong thời buổi hiện nay?

Học đúng ngành vẫn thất nghiệp

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương Binh - Xã hội, tính đến tháng 7/2019, cả nước có hơn 124.000 cử nhân Đại học thất nghiệp, chiếm tỷ trọng cao trên tổng số những người trong độ tuổi lao động nhưng không có việc làm. 124.000 cử nhân đang đợi việc, một phần do chọn sai ngành, phần khác dù tìm hiểu rất kỹ xu hướng ngành nghề, theo đuổi đúng ngành mình thích nhưng vẫn không thể tìm được việc làm ưng ý. Một số lý do mà các cử nhân thất nghiệp này đưa ra là “công việc không tương xứng trình độ”, “mong muốn mức lương cao hơn”, “kiến thức chuyên môn tốt rồi nhưng thiếu kỹ năng thực tế, đơn giản như dùng máy in, máy fax…”.

Có thể thấy, chọn đúng trường, học đúng ngành chưa đủ để đảm bảo một việc làm ưng ý cho cử nhân sau khi tốt nghiệp. Vậy, chọn trường, chọn ngành có thực sự cần thiết?

Học một ngành, ra làm một nẻo

Chọn trường chọn ngành hay cứ học đã rồi tính sau? - 1
Nhiều cử nhân làm trái ngành miễn là có thu nhập trang trải cuộc sống. Sau một thời gian, dường như họ mất đi kỹ năng và cả động lực tìm việc hợp với ngành nghề đã học

Nhiều cử nhân tốt nghiệp đại học sẵn sàng “bỏ ngang” ngành mình mất công mài dũa kiến thức suốt 4 năm. Họ cho rằng, làm ngành gì không quan trọng, bằng Đại học chỉ là “giấy thông hành” cần để bước vào thị trường lao động nhưng chưa phải là đủ. Với họ, mục tiêu có việc làm được đặt lên trước mắt. Họ chấp nhận vào Đại học, học một ngành mình không thích, ra trường làm trái ngành miễn là có thu nhập đủ trang trải cuộc sống. Sau một thời gian, nhiều người trong số họ mất đi kỹ năng và cả động lực tìm việc hợp với ngành nghề đã học.

Không cần chọn ngành, chọn trường, có việc làm là được liệu có phải hướng đi tốt cho các bạn trẻ. Còn 4 năm học, chi phí đào tạo, thời gian, công sức… bỏ phí liệu có đáng hay không?

“Dạy” sĩ tử cách lựa chọn phù hợp

Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, giúp các sĩ tử có cơ hội trao đổi với các chuyên gia, những người đang trực tiếp làm việc trong nhiều ngành nghề để hiểu về thực tế công việc là cách nhiều trường đại học trong đó có ĐH FPT hiện đang làm cho các sinh viên tương lai của mình. Mục tiêu của ĐH FPT là tuyển được các tân sinh viên thực sự hiểu trường, hiểu ngành, đã quyết định học là sẽ ra trường làm việc trong ngành đó. Nếu làm việc trái ngành thì cũng là quyết định chủ động từ phía các bạn chứ không phải do “hoàn cảnh xô đẩy”. Ngoài ra, dù làm đúng ngành hay trái ngành, ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên ĐH FPT đều được trang bị kỹ năng mềm, ngoại ngữ, thái độ tự tin, ham học để thích nghi và phát triển trong nhiều môi trường.

Chọn trường chọn ngành hay cứ học đã rồi tính sau? - 2
Một hoạt động sự kiện do sinh viên ĐH FPT tổ chức

Những “bàn tròn” hướng nghiệp của ĐH FPT nhiều năm qua được sĩ tử cả nước quan tâm, theo dõi trực tiếp tại các campus của trường hoặc qua phương tiện truyền thông đại chúng. Các chủ đề tìm hiểu về ngành thế mạnh của trường như Công nghệ thông tin, Thiết kế đồ hoạ, Quản trị Kinh doanh… vẫn được trường ĐH Việt Nam đầu tiên đạt 3 sao QS Star triển khai. Ngoài ra, ĐH FPT cũng nhanh chóng cập nhật những xu hướng ngành nghề và việc làm đang “hot” như Trí tuệ Nhân tạo, Truyền thông đa phương tiện…

Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid diễn biến phức tạp, thực hiện giãn cách xã hội nhưng không vì thế mà bỏ ngỏ công tác hướng nghiệp sớm cho sĩ tử năm nay, ĐH FPT triển khai chuỗi livestream cung cấp thông tin ngành nghề. Những chủ đề hấp dẫn như “Nghề IT có như lời đồn”, “Sự thật về ĐH FPT”, “Những môn học khác lạ ở trường đại học”… thu hút đông đảo học sinh cuối cấp theo dõi qua mạng xã hội.

Chọn trường chọn ngành hay cứ học đã rồi tính sau? - 3
Sinh viên ĐH FPT có cơ hội tiếp xúc, học tập với các giảng viên, sinh viên quốc tế

Khác biệt trong đào tạo của ĐH FPT thể hiện rõ qua việc mỗi lớp có tối đa 30 sinh viên, 100% sinh viên có laptop, 100% sinh viên phải đạt chuẩn đầu vào tiếng Anh trước khi học chuyên ngành, 100% sinh viên thực tập 1 học kì tại doanh nghiệp để học tập trong môi trường làm việc thực tế. Trường sử dụng toàn bộ giáo trình nước ngoài đến từ những nhà xuất bản uy tín. Sinh viên có nhiều cơ hội tiếp xúc, học tập cùng giảng viên và sinh viên Anh, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nigeria… Không chỉ khiến các bạn trẻ yêu thích vì tuyển sinh nhiều ngành học “hot”, tân sinh viên ĐH FPT còn “hưởng lợi” bởi định hướng đào tạo của trường: đề cao phát triển cá nhân, kỹ năng mềm đi kèm kiến thức chuyên môn. Thời gian đại học của sinh viên FPT vì thế mà tràn ngập màu sắc thanh xuân khi có cơ hội tham gia nhiều câu lạc bộ, hoạt động sự kiện do sinh viên tự lên kế hoạch thực hiện từ A-Z.

Năm nay, ĐH FPT tổ chức xét tuyển học bạ. Các sĩ tử không còn gặp quá nhiều áp lực thi cử, thay vào đó có thời gian nghiên cứu thông tin, xác định ngành nghề mình yêu thích. Với những đổi mới trong cách dạy và học, các rèn luyện kỹ năng mềm ở ĐH FPT, tân sinh viên sẽ có bước đệm vững chắc để theo đuổi ngành mình đã chọn đồng thời chủ động, tự tin hoà nhập vào nhiều môi trường khác nhau.

Năm 2020, Trường ĐH FPT dự kiến tuyển sinh các ngành: Quản trị kinh doanh (Digital Marketing, Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn, Quản trị truyền thông đa phương tiện, Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành), CNTT (Kỹ Thuật Phần mềm, Trí tuệ nhân tạo, IoT, An toàn thông tin, Thiết kế mỹ thuật số, Hệ thống thông tin, Hệ thống ô tô và điều khiển), Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn.

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào ĐH FPT khi:

- Điểm các môn thi trong kỳ thi THPT 2020 thuộc Top 50 THPT toàn quốc năm 2020 (theo số liệu Đại học FPT tổng hợp và công bố sau kỳ thi THPT 2020) và điểm theo khối xét tuyển đạt từ trung bình trở lên (15/30 điểm);

- Hoặc: Điểm học bạ thuộc Top50 THPT toàn quốc năm 2020 (chứng nhận thực hiện trên trang http://SchoolRank.fpt.edu.vn)

Dự kiến 800 suất học bổng Nguyễn Văn Đạo toàn phần và bán phần tối đa 100% học phí trong suốt quá trình học sẽ được trao cho các thí sinh có thành tích xuất sắc trong các cuộc thi Học sinh giỏi, năng khiếu, kì thi THPT Quốc Gia và thi học bổng của trường.

Ngọc Trâm - Trường Thịnh