Bố mẹ hiện đại dạy con chi tiêu

“Mỗi tháng, gia đình chu cấp cho cháu 1.000.000 đồng tiền tiêu vặt mà tôi không hiểu vì sao chưa hết tháng, cháu đã kêu hết tiền”, chị Nguyễn Lan Anh (Đống Đa, Hà Nội) - phụ huynh một học sinh THPT chia sẻ.

Theo lời chị Lan Anh, con trai chị hiện đang theo học tại một trường cấp 3 trong nội thành Hà Nội. Hàng tháng, chị cho con một khoản tiền cố định để chi tiêu các nhu cầu cá nhân.

“Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng 1.000.000đ/tháng là đủ để con có thể tiêu rồi. Bữa sáng, con đã ăn ở nhà, đi học bằng xe đạp điện, điện thoại bố mẹ nạp thẻ cho. Không hiểu con đã tiêu tiền vào đâu mà chỉ qua hơn nửa tháng, cháu đã nói con hết tiền tiêu rồi. Nếu tôi có hỏi thì con cũng chỉ bảo, con tiêu nhiều thứ lắm”, chị Lan Anh bộc bạch.

Đồng cảm với tâm sự của chị Lan Anh, anh Bùi Duy Đức (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng có những nỗi niềm riêng muốn giãi bày. “Sợ cho con tiền ngay vào đầu tháng thì con sẽ tiêu hoang, tôi quyết định mỗi tuần cho con 300.000đ để tiêu. Ấy thế mà, hôm trước hôm sau đã thấy con bảo con hết tiền”, anh nói.

Theo anh Đức, lúc thì con bảo xe đạp điện hỏng nên phải sửa, lúc lại nói con đi xem phim với bạn, uống nước sau khi đi tập thể thao, ăn nhẹ trước giờ học thêm nên lỡ tiêu nhiều tiền. “Toàn những lý do chính đáng nên tôi không thể từ chối con được”, anh tâm sự.

Theo thống kê của Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế, hiện nay, có tới 86% học sinh được bố mẹ cho tiền tiêu vặt nhưng 68% trong số đó, chi tiêu không có kế hoạch. Đa phần các em chi tiêu cho các nhu cầu cá nhân: gặp gỡ bạn bè, ăn uống, đi chơi, xem phim, mua sắm... mà không có kế hoạch tiêu tiền hợp lý. Đó là lý do vì sao, ngày càng nhiều các em học sinh không biết cách chi tiêu phù hợp.

Học sinh biết quản lý chi tiêu là dấu hiệu của sự tự lập.
Học sinh biết quản lý chi tiêu là dấu hiệu của sự tự lập.

Có thể thấy, việc đưa tiền tiêu vặt để con tự chủ chi tiêu đã dần thành thói quen của các ông bố bà mẹ hiện tại. Nhưng cũng đa phần các ông bố bà mẹ đều còn lúng túng trong việc dạy con quản lý tài chính cá nhân.

Từng có thời gian cho con tiền tiêu vặt theo tháng mà không kiểm soát, anh Lê Văn Thịnh (Thanh Xuân, Hà Nội) đã thấu hiểu cảm giác khi con tiêu tiền không hợp lý. Sau khi trò chuyện và thống nhất với con, anh quyết định sẽ cùng con lên kế hoạch chi tiêu cụ thể theo tuần. “Mỗi tuần, tôi chỉ cho con 200.000đ để tiêu, con sẽ vạch ra những khoản bắt buộc phải tiêu đến. Nếu có thêm bất kỳ khoản chi tiêu nào ngoài kế hoạch, con phải nói chuyện với bố mẹ và đưa ra được lý do hợp lý”, anh nói. Dĩ nhiên, anh Thịnh phải sát sao kèm cặp và nhắc nhở con mỗi ngày về cam kết chi tiêu của hai bố con. Sau vài tháng, cô con gái của anh cơ bản đã giảm tần suất “lạm chi” mỗi tháng.

Cũng mong con học được cách chi tiêu cá nhân từ sớm như anh Thịnh, chị Trần Thị Mỹ Hải (Long Biên, Hà Nội) lại thuận lợi hơn khi có con trai đang theo học tại trường cấp III nội trú FPT. Tại trường, trong chương trình học trên lớp con trai chị được học môn Kinh doanh có dạy cách quản lý tài chính cá nhân. Chị cho biết: “Mỗi tuần, mình cho con trai 100.000đ. Cuối tuần, con tự bắt 3 tuyến xe buýt từ Hoà Lạc về Long Biên mà không đi xe của trường. Thỉnh thoảng về nhà, bà nội cho con thêm khoảng 100.000 đồng. Thế mà năm vừa rồi, con cũng tiết kiệm được 1.500.000đ, cộng thêm tiền mừng tuổi Tết, con xin mẹ được sắm một cái iPad cũ”.

Tại THPT FPT, bố mẹ nạp tiền vào thẻ học sinh - đồng thời cũng là thẻ dịch vụ - để con chi tiêu trong khuôn viên trường.
Tại THPT FPT, bố mẹ nạp tiền vào thẻ học sinh - đồng thời cũng là thẻ dịch vụ - để con chi tiêu trong khuôn viên trường.

Cũng là học sinh nội trú FPT, em Nguyễn Hoàng Sơn (lớp 11A7) đã tự lập kế hoạch chi tiêu cho mình. “Mỗi tháng em được bố mẹ cho 2 triệu đồng để tiêu, trung bình mỗi tuần là 500.000đ. Trong ngày, em sử dụng 80.000đ tiền ăn cho 3 bữa tại nhà ăn của trường, 20.000đ em để dành cho các khoản chi tiêu đột xuất. Nếu không dùng đến, em sẽ tiết kiệm được khoản này”, Sơn nói.

Cậu học trò chia sẻ thêm, tại trường THPT FPT, các học sinh đều được học môn Kinh doanh nên hầu như sẽ biết cách quản lý và chi tiêu tiền. “Có thể ban đầu, cách chi tiêu của mọi người chưa được như ý muốn, nhưng bản thân em sau một vài lần chi tiêu quá đà thì đã rút kinh nghiệm được cho bản thân, đó là phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý”, Sơn tâm sự.

Cậu cũng nói thêm, nếu ở nhà thông thường cậu hay các bạn sẽ có tâm lý ỷ lại, vì khi tiêu quá bố mẹ vẫn thường đưa thêm tiền cho, cùng lắm thêm vài câu càu nhàu. Ngược lại, môi trường nội trú khiến cậu và các bạn đều có tư duy hơn trong việc quản lý túi tiền của mình.

“Chắc lúc chọn trường nội trú, bố mẹ em cũng có dụng ý dạy em cách tự lập về tài chính”, cậu học sinh THPT FPT chia sẻ.

Ngoài học cách kiếm tiền, học sinh FPT cũng được dạy cách kiếm tiền khi học môn Kinh doanh và tự mở các gian hàng bán đồ ăn, đồ lưu niệm trong sự kiện của trường.
Ngoài học cách kiếm tiền, học sinh FPT cũng được dạy cách kiếm tiền khi học môn Kinh doanh và tự mở các gian hàng bán đồ ăn, đồ lưu niệm trong sự kiện của trường.

Trường THPT FPT là hệ phổ thông chất lượng cao trực thuộc Trường Đại học FPT, hoạt động theo mô hình nội trú, có trụ sở đặt tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Hà Nội. Mục tiêu của Trường THPT FPT là tạo dựng môi trường giúp học sinh phát triển cá nhân toàn diện, xác định được đam mê, chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ ứng xử, nền tảng văn hóa và trên hết là một tinh thần tự lập vô cùng cần thiết cho giai đoạn học tập đại học và chính thức trưởng thành sau này.

Năm học 2017-2018, THPT FPT tuyển sinh 300 học sinh. Thời gian sơ tuyển: 21/5/2017

Chi tiết xem thêm tại đây.

Hậu Đặng