Bất ngờ trước sự thay đổi của cậu học trò tí hon 10 tuổi nặng 3,9kg

(Dân trí) - Những giây phút nhí nhảnh đáng yêu, tinh nghịch của cậu học trò tí hon Đinh Văn K'Rể khiến nhiều người ngạc nhiên vì sự tiến bộ của em sau thời gian từ vùng rừng núi về.

Cậu học trò Đinh Văn K'Rể người dân tộc Hơ rê ở xã Sơn Ba (Sơn Hà, Quảng Ngãi) đến nay đã 10 tuổi nhưng chỉ cao 62 cm, nặng 3,9 kg. Đinh Văn K'Rể mắc chứng Seckel, người lùn, đầu chim hiếm gặp, trên thế giới chỉ có khoảng 10 ca được ghi nhận.

Bất ngờ trước sự thay đổi của cậu học trò tí hon Đinh Văn K'Rể

Tuy nhiên, sau gần 3 năm theo học tại Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Sơn Ba, Đinh Văn K'Rể đã có thay đổi vượt bậc, từ cậu bé nhút nhát, không tự vệ sinh cá nhân được nay em đã trở thành một học trò tự tin, tinh nghịch được bạn bè và thầy cô quý mến. Mặc dù không nói được nhưng K'Rể luôn bày tỏ chính kiến của mình khi các bạn trêu trọc cũng như trước câu hỏi của cô giáo.


Cậu học trò Đinh Văn KRể chững chạc tự tin trong lớp học.

Cậu học trò Đinh Văn K'Rể chững chạc tự tin trong lớp học.

Đinh Văn KRể nghe được nhưng không nói được và cả buổi đánh vật mới viết được nổi chữ 0.
Đinh Văn K'Rể nghe được nhưng không nói được và cả buổi đánh vật mới viết được nổi chữ 0.
Em được cô giáo nắn nót từng nét chữ.
Em được cô giáo nắn nót từng nét chữ.

Đinh Văn K'Rể được đến trường là nhờ thầy giáo Đinh Văn Cương - Hiệu trưởng trường Tiểu học Sơn Ba trong một lần đi khảo sát học trò đến lớp.

Cuộc gặp gỡ giữa em và thầy giáo Đặng Văn Cương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Dân tộc bán trú Sơn Ba cách đây 6 năm chính là khởi đầu cho câu chuyện cổ tích tuyệt đẹp về tình thầy trò nơi khó khăn nhất của huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.

Thầy Cương tâm sự: “Lần đầu tiên tôi gặp Đinh Văn K'Rể, đó là lúc em nằm trong túi vải của bố. Tôi rất xúc động và nói với bố của em rằng, hãy để cháu ở với tôi một ngày, nếu ở được thì tôi cho cháu đến trường học". Vậy mà, không chỉ ở một ngày mà đến nay Đinh Văn K'Rể đã ở với thầy Cương được gần 3 năm.


Khi thầy Cương đón Đinh Văn KRể về em chỉ nặng 3,4 kg, ăn bốc và không tự vệ sinh cá nhân cho mình được. Nay, giờ sự tận tình yêu thương chăm sóc của thầy Cương KRể đã tự làm được nhiều việc như ăn bằng thìa, biết bảo khi đi vệ sinh cá nhân, biết đi dép...

Khi thầy Cương đón Đinh Văn K'Rể về em chỉ nặng 3,4 kg, ăn bốc và không tự vệ sinh cá nhân cho mình được. Nay, giờ sự tận tình yêu thương chăm sóc của thầy Cương K'Rể đã tự làm được nhiều việc như ăn bằng thìa, biết bảo khi đi vệ sinh cá nhân, biết đi dép...


Đinh Văn KRể lọt thỏm trong giờ học tiếng Việt trường Tiểu học Sơn Ba (huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi).

Đinh Văn K'Rể lọt thỏm trong giờ học tiếng Việt trường Tiểu học Sơn Ba (huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi).

Ngày đầu K'Rể đến trường, em rất rụt rè, không biết vệ sinh cá nhân, không biết mặc quần áo. Thầy Cương đã chỉ bảo từng li, từng tí một, nay K'Rể đã biết đi dép, mặc quần áo và biết đi vào nhà vệ sinh cá nhân. Sau gần 3 năm K'Rể đã tiến bộ rất nhiều, nhận thức của em đã thay đổi, luôn thích đến trường.


Phải có tình thương yêu xuất phát từ trái tim thì thầy Cương chăm sóc Krể từng li từng tí như người con của mình

Phải có tình thương yêu xuất phát từ trái tim thì thầy Cương chăm sóc Krể từng li từng tí như người con của mình

Để tiện chăm sóc K'Rể, thầy Cương ở nội trú nên đã kê một chiếc giường nhỏ trong phòng của mình để K'Rể nằm cùng nhưng em nhất định phải được nằm cùng thầy.

Chia sẻ về kỷ niệm khó quên nhất với cậu học trò đặc biệt của mình, thầy Đặng Văn Cương xúc động nhớ lại lần đầu tiên đưa K'Rể ra Hà Nội khám bệnh.

Để có đầy đủ các xét nghiệm cho em, các bác sỹ ở Bệnh viện Nhi Trung ương phải lấy đủ 5 ống máu. 5 ống máu với một cậu bé hơn 3 kg thực sự là một “cuộc chiến đấu” của lòng dũng cảm của cả thầy và trò. Trò khóc, thầy khóc khi đến ống máu thứ 3 K'Rể gần như kiệt sức, thầy gạt nước mắt dỗ dành trò, kiên nhẫn để đến cuối ngày mới có trọn vẹn được 5 ống máu”.


Đinh Văn KRể tự xúc cơm ăn cùng các bạn. Do căn bệnh hiếm gặp này nên Kre không có răng, ăn phải nhai bằng hàm. Mỗi năm KRể chỉ tăng được 2 lạng.

Đinh Văn K'Rể tự xúc cơm ăn cùng các bạn. Do căn bệnh hiếm gặp này nên Kre không có răng, ăn phải nhai bằng hàm. Mỗi năm K'Rể chỉ tăng được 2 lạng.


KRể hòa nhập chơi cùng bạn bè.

K'Rể hòa nhập chơi cùng bạn bè.


KRể nghịch ngợm tung hứng với quả bóng

K'Rể nghịch ngợm tung hứng với quả bóng


Krể 10 tuổi nhưng chỉ cao 62 cm, nặng 3,9 kg

Krể 10 tuổi nhưng chỉ cao 62 cm, nặng 3,9 kg

Thầy Cương chia sẻ: “Do K'Rể không biết nói nên mong muốn lớn nhất của chúng tôi là dạy em kỹ năng sống để em hòa nhập với các bạn. K'Rể là đứa trẻ hiếu động và tình cảm. Tuy không nói được nhưng cảm xúc của em cũng giống như bao đứa trẻ khác, lúc yêu thương, lúc cáu giận nhưng rất biết nghe lời".


Krể được bạn bè, thầy cô giáo trong trường luôn quan tâm chăm sóc.

Krể được bạn bè, thầy cô giáo trong trường luôn quan tâm chăm sóc.

Cảm nhận được tình yêu thương của thầy Cương nên hàng ngày Đinh Văn K'Rể đều ăn ngủ cùng thầy. Cuối tuần cũng theo thầy về gia đình ở cùng. “Tôi với Đinh Văn K'Rể như có duyên nên coi cháu như con, không thể rời xa cháu được” - thầy Cương tâm sự.

Thầy Cương đang chỉnh chang quần áo cho học trò “cưng” của mình.
Thầy Cương đang chỉnh chang quần áo cho học trò “cưng” của mình.

Coi K'Rể như con nên cuối tuần về nhà, thầy Cương đều đưa K'Rể về để cùng sum vầy với gia đình. Mỗi khi thầy Cương đi vắng, K'Rể được các bạn và thầy cô trong trường chăm sóc. Sự nhí nhảnh, đáng yêu của K'Rế khiến ai cũng yêu thương.


Biểu cảm ngộ nghĩnh của cậu học trò tí hon Đinh Văn KRể

Biểu cảm ngộ nghĩnh của cậu học trò tí hon Đinh Văn K'Rể

Thầy Cương cho biết, trong thâm tâm, ông vẫn mong Đinh Văn KRể học văn hóa như các học sinh bình thường. Được biết, các nhà hảo tâm sau khi đọc trường hợp của KRể đã ủng hộ em được 50 triệu đồng và thầy Cương đã làm sổ tiết kiệm cho em về sau.


Đinh Văn KRể và bố của mình

Đinh Văn KRể và bố của mình

Hồng Hạnh

Dòng sự kiện: Gương sáng giáo dục