7 quan niệm sai lầm khi nghĩ về giáo dục

(Dân trí) - Mới đây, người điều hành Kỳ thi Đánh giá Năng lực Học sinh trung học Quốc tế PISA, ông Andreas Schleicher đã chỉ ra 7 sai lầm phổ biến mà nhiều người thường mắc phải khi nghĩ về một hệ thống giáo dục đạt chuẩn.

  1. Những học sinh có hoàn cảnh khó khăn thường có kết quả học tập kém

Giáo viên khắp nơi trên thế giới thường có suy nghĩ này, nhiều người còn có tư tưởng “nghèo là cái số, chẳng thay đổi được”. Hệ thống giáo dục cũng thiên về hướng phải “đối xử đặc biệt” với trẻ em thiệt thòi. Nhiều hiệu trưởng, giáo viên giỏi được cử về dạy ở các trường có nhiều học sinh nghèo và các thành phần bất trị.

Tuy nhiên, kết quả từ Pisa cho thấy, các em học sinh thuộc nhóm có hoàn cảnh khó khăn nhất ở Thượng Hải học tốt môn Toán hơn nhóm giàu có ở Mỹ và các quốc gia Châu Âu. Do vậy, nhận định đúng ở đây phải là: Trẻ em xuất thân từ các hoàn cảnh tương tự nhau có thể có kết quả học tập đa dạng, tuỳ vào môi trường học tập và quốc gia sinh sống.


Dân nhập cư làm giảm
     hiệu quả học tập

  1. Dân nhập cư làm giảm hiệu quả học tập

Nhiều người cho rằng một lớp học có nhiều thành phần sắc tộc là một thử thách đối với giáo viên. Tuy nhiên PISA khẳng định rằng: Không có mối liên quan nào giữa tỷ lệ học sinh là người nhập cư trong một quốc gia với tổng quan thành tích học tập của quốc gia đó. Một lần nữa, điều quan trọng nằm ở môi trường đào tạo chứ không phải là hoàn cảnh xuất thân.

  1. Tiền là yếu tố quan trọng nhất

Hàn Quốc, một trong những quốc gia có điểm PISA cao nhất lại là quốc gia đầu tư cho giáo dục dưới mức trung bình. Thành công trong giáo dục không còn nằm ở chỗ đầu tư bao nhiêu tiền, mà là đầu tư như thế nào cho đúng

Một ví dụ khác đó là học sinh ở nước Cộng hoà Slovak, nơi chi phí dành cho giáo dục rơi vào khoảng $53,000 mỗi năm, trong khi cũng cùng nhóm tuổi đó, ở Mỹ chi phí là hơn $115,000 mỗi năm, tuy nhiên kết quả học tập của hai nhóm học sinh gần như ngang bằng.

Các bậc phụ huynh Hàn
Quốc thắp nến cầu nguyện cho con trong kỳ thi Đại học

Các bậc phụ huynh Hàn Quốc thắp nến cầu nguyện cho con trong kỳ thi Đại học

  1. Lớp càng ít học sinh thì chất lượng dạy học càng cao

Đây là một trong những quan niệm phổ biến nhất, được rất nhiều giáo viên, phụ huynh và nhà hoạt động về giáo dục tin tưởng và áp dụng. Theo đó, một lớp càng ít học sinh thì giáo viên càng dễ quan tâm hơn tới từng em và truyền tải bài học cũng đạt hiệu quả cao hơn.

Tuy nhiên thực tế thì kết quả nghiên cứu từ Pisa đã cho thấy: Không có mối liên quan nào giữa kích cỡ lớp học và chất lượng học tập. Thay vào đó, những hệ thống giáo dục tốt nhất đều ưu tiên việc lựa chọn giáo viên giỏi hơn là quan tâm tới số lượng học sinh trong lớp.

Theo Pisa, thay vì đầu tư vào việc chia nhỏ lớp học ra thì dùng số tiền đó để đào tạo, trả lương cho giáo viên sẽ mang lại hiệu quả nhiều hơn.

  1. Trường chuyên lớp chọn đem lại thành tích tốt hơn

Mặc dù nhiều người vẫn cho rằng hệ thống giáo dục phổ cập chỉ đem lại sự công bằng còn các trường lớp chuyên mới là nơi để nhắm tới thành tích xuất sắc, thống kê gần đây từ PISA đã cho thấy các trường nằm trong top đầu về chất lượng trên toàn thế giới bao gồm cả trường chuyên và “trường thường” với tỷ lệ ngang bằng, chứng tỏ không thể nói rằng nhất định phải đậu vào trường chuyên lớp chọn mới mong có kết quả học tập tốt.

Học sinh trường chuyên
Quân đội Đỏ ở tỉnh Sichuan, Trung Quốc
Học sinh trường chuyên Quân đội Đỏ ở tỉnh Sichuan, Trung Quốc

  1. Thời đại mới cần những môn học mới

Toàn cầu hoá và những thay đổi về công nghệ đang ảnh hưởng rất nhiều đến giáo dục. Nhiều người cho rằng học sinh cần được dạy những gì có thể áp dụng vào cuộc sống và đưa ra ý tưởng về những môn học mới. Chẳng hạn như căn cứ vào tình hình thế giới thời gian gần đây, nhiều trường học đang có ý định dạy học sinh các kỹ năng về tài chính.

Tuy nhiên nghiên cứu của PISA cho thấy, ở những hệ thống giáo dục nơi học sinh đạt kết quả tốt nhất, họ chẳng cần dạy kiến thức tài chính cho học sinh mà chú trọng tạo nền tảng gốc rễ cho bộ môn Toán học mà kết quả mang lại vẫn tốt. Quan trọng không phải là dạy nhiều, học nhiều mà là học sâu và hiểu kỹ.

7. Thành công đi liền với tài năng

7. Thành công đi liền với tài năng

Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục vẫn tin rằng thành tích của học sinh phần lớn được quyết định bởi gen di truyền chứ không phải sự chăm chỉ. Tuy nhiên ở một số quốc gia như Phần Lan, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông, quan điểm của đa số người dân là ai cũng có thể học tốt miễn là cố gắng. Đây cũng là những quốc gia có tổng quan thành tích học tập ở mức cao.

Giáo viên chấm thi và các
bài nộp của học sinh một Học viên mỹ thuật ở tỉnh Shaanxi, Trung Quốc

Giáo viên chấm thi và các bài nộp của học sinh một Học viên mỹ thuật ở tỉnh Shaanxi, Trung Quốc

Thuỳ Linh Hà (theo BBC )