Video bài giảng: Phân tích nhân vật người đàn bà trong truyện ngắn “Vợ nhặt”

(Dân trí) - Tác phẩm “Vợ nhặt” là một “kiệt tác” của văn học hiện thực Việt Nam, tái hiện thành công xã hội nghèo khổ, cùng cực, bế tắc của người nông dân. Bằng bút pháp tả thực Kim Lân đã xây dựng thành công tuyến nhân vật đại diện cho cuộc sống bần cùng giai đoạn đó.

Ví dụ, với hình ảnh Thị xuất hiện như một nạn nhân thê thảm của cái đói với khuôn mặt lưỡi cày xám ngắt cùng bộ quần áo rách như tổ đỉa và giọng nói chao chát, chỏng lỏn, người phụ nữ không được nhà văn đặt cho một cái tên riêng ấy tưởng như sẵn sàng bán đi cả nhân cách, cả hạnh phúc, cả tương lai của mình để lấy cái ăn. Nhưng hãy đọc kĩ lại từng câu văn để thấy được tấm lòng đôn hậu, nhân ái của Kim Lân dành cho những kiếp người bất hạnh qua nhân vật này. Cũng chính vì lẽ đó, tác phẩm “Vợ nhặt” thường được chọn trong các đề thi.

Dưới đây là bài giảng Phân tích nhân vật người đàn bà trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân do tiến sĩ Văn học Trịnh Thu Tuyết thực hiện.

Video bài giảng văn học: Phân tích nhân vật người đàn bà trong truyện ngắn “Vợ nhặt” (phần 1)

Video bài giảng văn học: Phân tích nhân vật người đàn bà trong truyện ngắn “Vợ nhặt” (phần 2)

Hồng Hạnh