Tìm lời giải cho bài toán thiếu hụt nhân lực ngành Cơ khí trong thời 4.0

Trường Thịnh

(Dân trí) - Làm gì để có nguồn nhân lực Cơ khí chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường? Nhà trường và doanh nghiệp cơ khí cần hợp tác ra sao để giải bài toán khó này?

Vừa qua, Báo điện tử Dân trí phối hợp với Cao đẳng FPT Polytechnic đã tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Giải bài toán nhân lực ngành cơ khí trong kỷ nguyên 4.0".

Chương trình có sự tham gia của ông Trần Vân Nam - Giám đốc FPT Polytechnic Hồ Chí Minh; ông Phan Mạnh Hoàng - Giám đốc Công ty MTS Việt Nam và ông Nguyễn Tấn Đông - Trưởng phòng Kỹ thuật Thiết bị Công ty TNHH MTEX Việt Nam.

Tìm lời giải cho bài toán thiếu hụt nhân lực ngành Cơ khí trong thời 4.0 - 1

Chương trình tọa đàm trực tuyến đã giải đáp những thắc mắc của độc giả về ngành Cơ khí trong kỷ nguyên 4.0.

Được nhận định là một trong những ngành nghề xương sống, cơ hội phát triển tốt trong thời đại 4.0 khi triển khai máy móc và ứng dụng công nghệ ngành cơ khí sẽ có khả năng cạnh tranh cao không chỉ trong nước mà còn có "thực lực" để cạnh tranh với các doanh nghiệp cơ khí nước ngoài.

Trong đó, nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Cơ khí tại Việt Nam vẫn đang là bài toán đau đầu của các doanh nghiệp trong thời điểm này, chính vì vậy, việc doanh nghiệp phối hợp với các trường tổ chức đào tạo là điều hết sức cần thiết.

Chia sẻ về thực trạng ngành Cơ khí hiện nay, ông Phan Mạnh Hoàng - Giám đốc Công ty MTS Việt Nam cho biết: "Việt Nam chúng ta ngày càng tham gia sâu chuỗi cung ứng toàn cầu nên nhu cầu tuyển dụng của khối doanh nghiệp ngành cơ khí luôn ở mức cao. Ngoài ra, các bạn trẻ học ngành cơ khí có nhiều sự lựa chọn sau khi ra trường như đi làm việc ở nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore hay Đài Loan… Với những hiện tượng đó, mình nghĩ ngành cơ khí đang thực sự khá "hot" hiện nay".

Tìm lời giải cho bài toán thiếu hụt nhân lực ngành Cơ khí trong thời 4.0 - 2

Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn thiếu hụt nhân lực ngành cơ khí chất lượng cao.

Trước những dấu hiệu nêu trên, nhiều bạn trẻ vẫn đang khá băn khoăn khi lựa chọn môi trường học tập và theo đuổi ngành cơ khí, ông Trần Vân Nam - Giám đốc FPT Polytechnic Hồ Chí Minh chia sẻ định hướng đào tạo: "Cao đẳng FPT Polytechnic chọn lĩnh vực hẹp để đào tạo là gia công cơ khí cho ngành công nghiệp phụ trợ dùng máy móc công nghệ hiện đại; nội dung đào tạo dựa vào mô tả vị trí làm việc cụ thể từ doanh nghiệp để xác định chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo sinh viên; chú trọng thực hành, thực tập thực tế với thời lượng 70% để sinh viên rèn luyện tay nghề và thái độ ý thức nghề đúng đắn và làm được việc tại doanh nghiệp".

Bên cạnh đó, ông Trần Vân Nam cũng cho biết, qua kết nối với doanh nghiệp, nhà trường nhận thấy cần tập trung vào rèn luyện cho sinh viên đạt được những kỹ năng nghề, tập trung vào lĩnh vực hẹp là phần gia công cắt gọt kim loại, bảo trì, bảo dưỡng máy móc cơ khí. Giúp sinh viên có thể thiết kế, vận hành được các máy công nghệ mới CNC và hiểu được cơ cấu vận hành để bảo trì, bảo dưỡng máy móc cơ khí, phục vụ cho ngành công nghiệp phụ trợ, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Tìm lời giải cho bài toán thiếu hụt nhân lực ngành Cơ khí trong thời 4.0 - 3
Nhiều người còn lầm tưởng rằng khi học ngành cơ khí sẽ chủ yếu làm các công việc chân tay, nhưng trong kỷ nguyên 4.0, nhân lực ngành cơ khí sẽ chủ yếu là các công việc vận hành máy móc hiện đại…

Bên cạnh đó, Cao đẳng FPT Polytechnic cũng phối hợp với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo, để sinh viên tốt nghiệp có thể vào làm được việc ngay trong doanh nghiệp mà không tốn thêm thời gian đào tạo.

Cũng trong buổi tọa đàm, ông Nguyễn Tấn Đông - Trưởng phòng Kỹ thuật Thiết bị Công ty TNHH MTEX Việt Nam cho biết: "Do môi trường làm việc đặc thù của ngành là tiếp xúc trực tiếp với máy móc, công cụ chủ yếu là sắt thép, hàn xì…nên yếu tố cần cho một kỹ sư cơ khí chính là sự điềm tĩnh, cẩn thận, từ tốn và có tính kỷ luật cao, đảm bảo an toàn lao động. Tương ứng với công việc cụ thể, các doanh nghiệp đều tạo điều kiện môi trường lao động tốt, trang bị bảo hộ lao động nhằm an toàn tốt nhất cho cán bộ, công nhân viên lao động".

Tìm lời giải cho bài toán thiếu hụt nhân lực ngành Cơ khí trong thời 4.0 - 4

Hiện nay ngành Cơ khí chủ yếu sẽ làm các công việc liên quan tới đầu óc, sử dụng các máy móc hiện đại, máy công nghệ CNC, chính vì vậy ngành học này dù là nam hay nữ đều có thể theo học.

Bất chấp tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, ngành cơ khí ngày càng phát triển và "đòi hỏi" nguồn nhân lực chất lượng cao để tạo ra "bước ngoặt" trong công cuộc tái định hình và khôi phục kinh tế trong thời gian tới đây và sẽ nhanh chóng bùng nổ khi dịch bệnh được kiểm soát.

Theo đó, ngay từ khâu đào tạo, các doanh nghiệp đều hy vọng sinh viên sẽ được trang bị những hành trang cần thiết gồm: Kiến thức nền tảng chuyên ngành cơ khí; Ý thức - thái độ của một người thợ tốt; Tiếng Anh chuyên ngành.

Chia sẻ về cách thức đào tạo tại Cao đẳng FPT Polytechnic, ông Trần Vân Nam cho biết: "Với thời lượng 70% thực hành, sinh viên có những kỹ năng liên quan đến lập trình và gia công được các chi tiết bề mặt trên các máy công cụ CNC đời mới. Với nhu cầu như vậy của ngành công nghệ cơ khí, chúng tôi còn bổ sung thêm các phần học về phần mềm liên quan đến thiết kế, lập trình điều khiển máy CNC để sinh viên khi vào doanh nghiệp làm chủ và vận hành được máy móc của doanh nghiệp, đó là những lợi ích các bạn có được trong quá trình học tại trường".

Tìm lời giải cho bài toán thiếu hụt nhân lực ngành Cơ khí trong thời 4.0 - 5

Cao đẳng FPT Polytechnic thiết kế chương trình đào tạo ưu tiên nội dung thực hành và tăng cường đưa sinh viên đến thực tế tại các doanh nghiệp.

Ngành cơ khí đã và đang có những bước đi quan trọng và nguồn nhân lực chất lượng là yếu tố hàng đầu để tiến bước, phát triển. Với nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập ổn định, ngành cơ khí dần trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với nhiều bạn trẻ trong thời gian gần đây.

Tìm hiểu thêm về ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí tại Cao đẳng FPT Polytechnic TẠI ĐÂY