Phải làm gì khi con không xuất sắc?

(Dân trí) - Mong con mau trưởng thành là điều mà ông bố bà mẹ nào cũng mong ước. Tuy nhiên trước những vòng xoáy của xã hội, của sự so sánh hơn thua, không ít bậc làm cha làm mẹ đã thất bại trước chính mong ước của mình, đẩy con vào gánh nặng của sự tự ti, của mặc cảm rằng mình không bằng “con nhà người ta”.

1. Lời tâm sự của những đứa trẻ “không đủ xuất sắc”:

Minh là một cậu bé có kết quả học tập rất bình thường, cậu có cả những điểm 9,10 và cũng có cả những điểm 5, 6. Một ngày khi về nhà bố mẹ phát hiện ra cậu đang sửa điểm của bài văn bị điểm kém vừa được trả, và tất nhiên một trận đòn roi với những lời mắng nhiếc về sự không trung thực đã diễn ra. Trong cơn đau đớn vật vã, cậu gào lên “con muốn làm bố mẹ vui lòng, nhưng con đã cố gắng hết sức rồi!”.

Phải làm gì khi con không xuất sắc? - 1
Trẻ cần được lớn lên trong một môi trường học tập phù hợp

Mùa hè năm ngoái tôi cũng đã chứng kiến một tang lễ thật buồn, con của một người bạn gái sắp tốt nghiệp sau thời gian du học tại Mỹ. Cô bé bị trầm cảm và tìm đến cái chết khi áp lực của kì tốt nghiệp ngày càng gần. Mọi người không ai biết được tình trạng trầm cảm của con, cho đến khi người bạn cùng phòng kể về những giấc ngủ thường xuyên không trọn vẹn, sự cô lập và kì thị của bè bạn về kết quả học tập, sự thiếu thốn về mặt tinh thần của các du học sinh khi sang một nền văn hóa khác… kinh khủng đến nhường nào. Nhưng vì cô bé là niềm kì vọng của cả gia đình, với bao nhiêu sổ đỏ, bao nhiêu tài sản đã được bán đi để dồn tiền cho cô có thể đi du học, để chuẩn bị cho một tương lai tươi sáng của cô, thì làm sao cô không cảm thấy áp lực trước kết quả học tập của mình?

2. Đây có phải là điều bố mẹ mong muốn?

Những trường hợp như cậu bé Minh và con gái cô bạn của tôi chúng ta có thể gặp được rất nhiều trong cuộc sống. Dù vô tình hay hữu ý rất nhiều bậc làm cha, làm mẹ dường như không nhìn thấy những nỗ lực vượt qua chính mình của các con. Mỗi câu nói tưởng chừng đơn giản vậy thôi nhưng nhiều khi đối với các con đó lại là một món quà quý vô giá. Mỗi ngày nhìn thấy thông tin những người trẻ tuổi bị trầm cảm, thậm chí tự tử vì không thể chịu được những áp lực học tập mới thấy thứ thuốc độc tinh thần ghê gớm đến chừng nào.

Là bố mẹ, chúng ta luôn mong muốn con của mình mau chóng lớn khôn, trưởng thành “bằng chúng bằng bạn”. Vì vậy, không hiếm người chẳng bắt trẻ làm việc gì, ngoài việc học. Học 8 tiếng trên lớp chưa đủ, buổi chiều về nhà lại sấp ngửa ăn vội miếng bánh mì để vào các lớp học thêm buổi tối, khi về đến nhà nhiều trẻ gần như đã mệt phờ không thể tiếp nhận thêm bất cứ kiến thức nào khác. Thật xót xa khi thấy các con ngủ guc trên mặt bàn khi làm hàng đống bài tập về nhà cho đến tận đêm khuya. Những thời gian để các con có thể vui chơi, tận hưởng tuổi thơ thật hiếm hoi vô cùng.

Mỗi ngày học sinh đến trường không chỉ với ba lô nặng trĩu trên vai, mà còn có một gánh nặng khác lớn hơn, đó là sự kì vọng của gia đình, của thầy cô, niềm khao khát thể hiện bản thân, mong muốn được chúng bạn tôn trọng. Từng ngày từng ngày, những sức ép ấy vô hình đã làm biến đổi tâm hồn non nớt của trẻ, đặc biệt là những đứa trẻ không xuất sắc, làm chúng trở nên tự ti và cô lập với chúng bạn.

Liệu những điểm 9, điểm 10 có thể đảm bảo tương lai rực rỡ cho các con? Liệu có phải rằng chỉ có giỏi văn, giỏi toán là học giỏi? Liệu rằng học giỏi có phải là con đường duy nhất để các con có thể đảm bảo tương lai của mình?

3. Cần làm gì để con có thể được trưởng thành theo cách con mong muốn?

Phải làm gì khi con không xuất sắc? - 2
Hãy dành cho con một tuổi thơ hạnh phúc

Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại mình và tự hỏi bản thân rằng đã bao lâu rồi mình không nói với con rằng “con làm tốt lắm”, “ bố mẹ đã biết con đã thật sự cố gắng, bố mẹ tự hào về con”, “bố mẹ tin là con sẽ làm được”… vào đúng lúc mà con mong chờ?

Những lời khen của bố mẹ cũng không nên chỉ đơn thuần dành tặng cho con khi được điểm tốt, khi làm được một việc đúng đắn, mà còn nên dành để khen về vẻ đẹp tâm hồn, sự tốt bụng hay bao dung của trẻ. Chúng ta cũng nên nói với con về những tấm gương người tài giỏi trong cuộc sống như một con đường gián tiếp giúp con định hướng được bản thân cho tương lai, nhưng cũng nên để con biết rằng mỗi con người là một cá thể riêng biệt, không có một khuôn khổ nào có thể áp đặt cá tính của con và con được tự do để lớn lên để theo đuổi các ước mơ của chính mình. Hãy dạy con cách vượt qua những thất bại, để con hiểu rằng thất bại hay thành công đều là những thành phần quan trọng của cuộc sống, giúp chúng ta lớn lên mỗi ngày một cách kiên cường hơn, bản lĩnh hơn. Hãy luôn động viên con nỗ lực để có thể vượt qua được chính bản thân mình, nhưng đừng vì cuộc chạy đua không điểm dừng của những mặc định về sự “xuất sắc” của xã hội mà cuốn con trẻ vào vòng xoáy thành tích không ngừng. Hãy nhìn con với đôi mắt bao dung hơn, cần phải hiểu rõ khả năng của con để giúp con có thêm định hướng đúng hơn trong lộ trình phát triển của trẻ.

-Đầu tiên và quan trọng nhất là hãy để con được là chính mình, cần phải rất hiểu con và chấp nhận cả những cá tính đẹp hay xấu. Cha mẹ hãy là người thấu hiểu con nhất, sẵn sàng bên cạnh khi con cần lời khuyên và chuẩn bị cho con những giá trị về đạo đức, về chân - thiện - mĩ ngay từ khi con còn nhỏ. Khi trẻ được nghe về những nét đẹp tâm hồn, đặc biệt là khi còn nhỏ thì sẽ có một tác động tích cực lên sự phát triển của trẻ, khiến chúng biết cách đối xử với bản thân và quan tâm đến những người xung quanh. Henry Ford, nhà sáng lập hãng ô tô Ford nổi tiếng đã từng nói: “Bí quyết của thành công chính là khả năng hiểu và thông cảm với quan điểm của người khác và nhìn nhận sự việc theo góc độ của người ấy cũng như góc độ của chính mình”.

Phải làm gì khi con không xuất sắc? - 3
Các con cần được biết cả các kiến thức về cuộc sống

- Chuẩn bị cho con một tinh thần khỏe khoắn bên trong một cơ thể khỏe mạnh. Khi trẻ tập thể thao thường xuyên, nuôi dưỡng cơ thể với chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là giúp cho trẻ cảm thấy tự tin hơn. Đồng thời qua luyện tập, trẻ sẽ có trẻ hiểu và biết tôn trọng cơ thể quý giá của bản thân mình, không vì bất cứ lí do gì mà hủy hoại cơ thế của mình. Một cơ thể khỏe mạnh cũng mang đến sức mạnh và sự tự tin ở trẻ.

Phải làm gì khi con không xuất sắc? - 4
Vận động cũng quan trọng cho sự phát triển của trẻ

- Dạy con biết cách ngã, cách khóc, cách tự đứng dậy lên trước mỗi thất bại lớn hay nhỏ. Hãy để con được sống thực với cảm xúc của mìnhvà hiểu được sức mạnh là sự thành thật với chính mình. Có thể con có những vấp ngã, có những sai lầm, nhưng cần phải rèn luyện được sự kiên trì khi vượt qua thử thách. Thông qua việc cảm nhận những thử thách của cuộc sống này, các bạn trẻ cũng sẽ học được sự bao dung và đồng cảm hơn với những người xung quanh mình.

- Chọn cho con một môi trường học tập phù hợp với khả năng và thiên hướng phát triển. Bên cạnh việc học tập kiến thức, việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống như kỹ năng sinh tồn, kỹ năng làm việc nhóm, các kỹ năng mềm… là cực kì cần thiết để các em có thể vững vàng trước cuộc sống.

Trường Tiểu học &THCS FPT - Môi trường học tập Hạnh phúc

Tuyển sinh đợt cuối năm học 2019 -2020

Chỉ tiêu tuyển sinh: 100 chỉ tiêu khối lớp 6

100 chỉ tiêu khối lớp 1

Website: http://school.fpt.edu.vn

Điện thoại tư vấn: 024.3906.9333