Nóng thi vào 10, phụ huynh chật vật chọn trường

Bài toán cho các phụ huynh và các em tuổi 15 trong những ngày này là chọn trường nào, chuyên gì để có được tương lai như mong muốn. Dù có nhiều lựa chọn, phụ huynh vẫn đau đầu để ra quyết định đúng; vì cơ hội thì nhiều nhưng con mình lại hơi “lỡ cỡ”.

5h30, vừa tan sở, anh Minh vội vàng lấy xe tạt qua chợ mua ổ bánh mì thập cẩm và hộp sữa rồi đến đón con ở cổng trường. Con anh sẽ ăn trong lúc bố chở sang điểm học thêm tiếp theo. “Biết là vừa đi vừa ăn ngoài đường rất mất vệ sinh nhưng 6h có lớp rồi nên bố con tôi đành tạm sinh hoạt kiểu này.”, ông bố kể trong lúc chờ con tan lớp. Năm nay con trai anh Minh bước vào kì thi chuyển cấp lên THPT. Vì mong con đỗ vào lớp chuyên Lý của một trường điểm nên 5 ngày trong tuần cứ tan làm là anh vội về để chở con đi luyện thi Toán, Văn, Lý; còn thứ Bảy, Chủ Nhật anh cũng rong ruổi trên đường vì con có lịch học kín cả ngày. Gia đình anh Minh còn tạo điều kiện hết mức để con học ôn tốt: không bắt con động vào việc nhà, ăn xong là ngồi vào bàn học, ngủ có mẹ mắc màn, sáng dậy vệ sinh cá nhân, ăn sáng rồi bố lại làm “xế ôm”. Nhìn con bơ phờ vì học và sinh hoạt căng thẳng, vợ chồng anh Minh chỉ biết thở dài: “Thôi thì đành vì cái sự học chứ biết làm sao. Phải cố mà vào lớp chuyên, sau ấm vào thân con mình thôi”.

Nhiều học sinh mệt mỏi, đuối sức khi liên tục phải đi học thêm để thi vào trường chuyên lớp chọn.
Nhiều học sinh mệt mỏi, đuối sức khi liên tục phải đi học thêm để thi vào trường chuyên lớp chọn.

Chạy đôn đáo, ngược xuôi cả mấy ngày nay để chuyển trường cho cậu con trai đang học lớp 10, chị Nguyên thở không ra hơi, vừa bực mình vừa trách con. Đầu năm học vừa rồi, chị và chồng đã bỏ một món kha khá để con có một suất vào trường điểm. Vì điểm thi vào 10 của con ở mức trung bình nên số tiền bỏ ra của gia đình chị lớn hơn hẳn so với gia đình khác. Chị bàn với chồng: “Cố một tí cho con có môi trường học tốt, dù gì đây cũng là trường có tiếng, con thì được học tốt, bố mẹ thì được mát mặt.” Sau khi chạy vạy họ hàng, người quen, con trai chị được vào học lớp chuyên trường điểm.

Niềm vui háo hức đưa con đi nhập trường, nhận lớp chưa lâu thì liên tiếp mấy tuần sau chị nhận được thông tin từ cô chủ nhiệm báo con không hòa nhập, kết quả các bài kiểm tra rất thấp so với bạn cùng lớp. Chị nhỏ to để hỏi tình hình học tập thì con bẳn gắt: “Con đã bảo con không phù hợp với lớp chuyên mà mẹ cứ ép con vào học. Các bạn học giỏi thật, con thì không cố được.” Sơ kết học kì I, con trai nhận kết quả học tập bết bát, chị cũng được cô giáo chủ nhiệm mời lên tâm sự, khuyến khích tìm môi trường học tập mới phù hợp hơn với con. Chị đành ngậm ngùi thu xếp chuyển ngang giữa kì sang một trường tầm trung vừa vặn với con. Đến giờ chị vẫn chưa hết lo lắng vì cậu con trai vốn hoạt bát nay bị ảnh hưởng tâm lý học tập không nhỏ. “Vừa mất tiền, vừa ảnh hưởng đến cháu. Biết vậy chọn trường gần nhà ngay từ đầu”, chị than vãn.

Xuất thân là học sinh chuyên Anh nhưng chị hoàn toàn không khuyến khích cô con gái 15 tuổi vào trường chuyên, bởi chị biết sức ép từ trường chuyên lớp chọn không phù hợp với con mình. Thêm vào đó, bản thân cũng từng là một du học sinh, chị Nguyệt có những quan điểm giáo dục khá mới so với phụ huynh trong nước: “Mấy năm học ở nước ngoài về tôi hiểu sức học chỉ là một phần. Kỹ năng mềm rồi các kỹ năng sống như: khả năng tự lập, tự chăm sóc bản thân, khả năng sống độc lập mới quan trọng.”

Môi trường học tập nội trú giúp học sinh phát triển kỹ năng mềm và ý thức tự giác, độc lập.
Môi trường học tập nội trú giúp học sinh phát triển kỹ năng mềm và ý thức tự giác, độc lập.

Qua những gì quan sát từ các cô cậu học sinh, sinh viên trường học nội trú Mỹ và các nước châu Âu, chị phát hiện ra rằng môi trường nội trú rất phù hợp để trẻ từ 15-18 phát triển khả năng tự lập và trưởng thành. Chị hào hứng: “Nếu để ý kĩ mọi người sẽ thấy các nhân vật thành đạt của thế giới hiện nay đều trưởng thành trong môi trường nội trú. Mark Zuckerberg từ Học viện Phillips Exeter, Cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từ trường Raffles, nhà văn Victor Hugo, tổng thống Pháp Pompidou, tổng thống Pháp Jacques Chirac, và trường Louis Le Grand… Tất cả đều trưởng thành từ trường nội trú.”

Khi con chuẩn bị vào cấp 3, chị và chồng đồng thuận cho con học nội trú để con được rèn luyện kỹ năng sống, không khuyến khích con học đầu to mắt cận. Nhưng mừng nhất là không đợi bố mẹ thuyết phục, con chị đã tự tìm hiểu và đề nghị bố mẹ cho cháu học trường mình đã chọn. “Trường cấp 3 nội trú FPT hơi xa nhà tôi, nhưng sau khi con gái đăng ký với trường để dẫn bố mẹ lên tham quan, hai vợ chồng tôi đã thống nhất cho cháu học ở đây”. Bây giờ, nhiệm vụ duy nhất của cô con gái 15 tuổi của chị Nguyệt là làm quen trước với dạng toán tư duy logic để vượt qua vòng sơ tuyển của trường. “Con thích trường và mình tôn trọng điều đó. Các phụ huynh nên để con tự quyết định và đứng trên cương vị của một người đi trước để tư vấn thay vì ép buộc con. 3 năm nữa khi các con tốt nghiệp, tôi tin những phụ huynh cho con học nội trú sẽ thấy lựa chọn của mình là đúng đắn” - chị Nguyệt nói đầy tin tưởng.

Trường THPT FPT xin trân trọng kính mời Quý vị Phụ huynh học sinh tới tham dự buổi tham quan và trao đổi thông tin về mô hình đào tạo của trường cũng như thông tin liên quan khác.

Thời gian: 08h00 – 12h00, Chủ Nhật 24/04/2016

Chi tiết xin xem tại đây hoặc liên hệ 04.6293.8688 để được tư vấn.