Nỗi lo của du học sinh Việt khi quay trở lại trường học

Trường Thịnh

(Dân trí) - Cùng với việc áp dụng "Hộ chiếu vaccine", sinh viên quốc tế hiện đã có thể quay lại trường học tại một số quốc gia sau thời gian dài học trực tuyến.

Bên cạnh niềm vui được đến trường trực tiếp, các du học sinh Việt Nam đồng thời phải đối diện với nhiều nỗi lo, đặc biệt là về tài chính bởi các chi phí phát sinh do đại dịch.

Từ nỗi lo y tế đến nỗi lo chi phí

Từ giữa tháng 8, một số du học sinh Việt Nam của ĐH Elmhurst (Illinois, Mỹ) nhập học và là những sinh viên quốc tế đến Mỹ sớm nhất. Kể từ học kỳ mùa thu tới đây, đa số các trường đại học ở Mỹ đều cho phép mở học trực tiếp trở lại. Tại Úc, mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nhưng Chính phủ nước này đã bật đèn xanh cho kế hoạch thí điểm đón các sinh viên quốc tế đã được tiêm chủng đầy đủ sang bang New South Wales (NSW). Chuyến bay đầu tiên được dự kiến sẽ hạ cánh vào cuối năm 2021. Cùng với đó, nhiều du học sinh Việt Nam cũng đã sang Canada, Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc… để tiếp tục kì học của mình.

Nỗi lo của du học sinh Việt khi quay trở lại trường học - 1
Các du học sinh trở về nước năm ngoái để tránh dịch đang rục rịch trở lại trường học.

Sau gần 2 năm học trực tuyến các du học sinh Việt Nam đều hồi hộp và vui mừng khi được quay trở lại trường học. Tuy nhiên, các em cũng đang lo ngại về nguồn tài chính do nhiều khoản chi phí phát sinh từ Covid-19. Sinh viên N.M.T - Đại học Deakin (bang Victoria, Úc) chia sẻ rằng: "Trong suốt gần 2 năm học trực tuyến, em không được sử dụng cơ cở vật chất của trường, không được trao đổi trực tiếp với giáo viên cũng như trải nghiệm môi trường sống khi đi du học. Em rất nhớ trường lớp và bạn bè". Cô cũng lo lắng vì đến Úc tiếp tục việc học có thể phải trả phí cách ly tới 5.000 AUD (khoảng 83 triệu đồng).

V.Q.A, sinh viên trường Grande Ecole ESCA, Paris cho biết: "Em sang đây chỉ được học bổng một phần thôi, còn lại phải tự túc. Trước đây, em đi làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt nhưng bây giờ thị trường việc làm thêm cho sinh viên tại Pháp hạn chế nên bố mẹ phải hỗ trợ em nhiều hơn". Lo ngại của N.M.T và V.Q.A đều là những nỗi niềm chung của các du học sinh khi phải đối diện với nhiều khoản chi phí phát sinh như: Phí cách ly, phí gia hạn thị thực, học phí, phí đi lại, phí sinh hoạt… Vì thế, mọi chi tiêu giờ đây đều phải kỹ lưỡng hơn.

Đến nỗi lo sinh hoạt phí hàng tháng được "bổ sung" kịp thời

Chi phí các gia đình phải hỗ trợ cho các du học sinh trong dịch Covid tăng lên, trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước cũng bị ảnh hưởng lớn vì vậy, nhiều gia đình sẽ cần chia nhỏ các khoản hỗ trợ hàng tháng.

Để chia sẻ gánh nặng tài chính với các gia đình có con em du học nước ngoài và trợ cấp thân nhân, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai chương trình "Miễn phí chuyển tiền - Gắn liền yêu thương". Theo đó, giao dịch chuyển tiền quốc tế tại ABBANK sẽ được hoàn toàn miễn phí chiều đi (không áp dụng cho phí thu hộ từ ngân hàng nước ngoài và điện phí), đồng thời được tăng hạn mức giao dịch trong một năm theo tỷ giá quy đổi tốt nhất. Hạn mức tối đa 60.000 USD/người nhận cho du học sinh và 250.000 USD/người nhận cho nhu cầu trợ cấp thân nhân.

Nỗi lo của du học sinh Việt khi quay trở lại trường học - 2
Các giao dịch chuyển tiền cho con em du học nước ngoài và trợ cấp thân nhân tại ABBANK đều được miễn phí từ đây đến hết 31/12/2021.

Cũng trong chương trình, ngân hàng này còn cung cấp dịch vụ đơn giản, tiện lợi về mặt thủ tục, nhanh gọn trong quy trình xử lý và đảm bảo an toàn trong giao dịch ngoại tệ.

Chị N.M.H, có con đang du học tại Hà Lan chia sẻ: "Việc ngân hàng miễn phí chuyển tiền và đẩy nhanh quy trình xử lý giao dịch giúp các gia đình tiết kiệm được một phần không nhỏ chi phí hỗ trợ cho con em ở nước ngoài, và gia đình cũng yên tâm hơn khi nguồn tài chính hỗ trợ cho con luôn được đáp ứng kịp thời".