Ngành Kế toán có còn "hot"?

Hồng Hạnh

(Dân trí) - Kế toán được xem công cụ quản lý tài chính hữu hiệu ở cấp vi mô lẫn vĩ mô, nó hiện diện ở khắp các lĩnh vực... Do đó nhu cầu nhân lực ở ngành này luôn ở mức cao và ổn định trong xã hội.

Ngành Kế toán có còn hot? - 1

Chọn nghề đúng sở trường là yếu tố thành công ban đầu của thí sinh

Kế toán được xem công cụ quản lý tài chính hữu hiệu ở cấp vi mô lẫn vĩ mô, nó hiện diện ở khắp các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đến bảo hiểm, ngân hàng, từ cơ quan quản lý tài chính Nhà nước, các doanh nghiệp đến các tổ chức phi chính phủ hay nói cách khác “ Ở đâu có tiền là ở đó có kế toán”. Do đó nhu cầu nhân lực ở ngành này luôn ở mức cao và ổn định trong xã hội.

Ngành kế toán đào tạo như thế nào?

Học viện Chính sách và phát triển đào tạo cử nhân ngành Kế toán, chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán cụ thể như sau: nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội; nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về kế toán - kiểm toán; thiết kế và điều hành hệ thống kế toán trong các đơn vị kế toán (doanh nghiệp, đơn vị dự toán, tổ chức tài chính trung gian); đặc biệt đào tạo theo hướng chuyên sâu về kế toán – kiểm toán trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý dự án.

Về kỹ năng,  trang bị kỹ năng làm việc như phân tích kinh doanh, phân tích tài chính, kết hợp với kỹ năng làm việc khác như sử dụng các phần mềm máy tính phân tích dữ liệu thống kê, kỹ năng thuyết trình, ngoại ngữ, tin học chuẩn quốc tế.

Về cơ hội nghề nghiệp: Người học ngành Kế toán, kiểm toán có rất nhiều lựa chọn hấp dẫn về việc làm. Tốt nghiệp ra trường, có thể đảm nhận các vị trí như:

 - Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính, báo cáo tài chính;

- Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ;

- Có cơ hội phát triển thành Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính; 
- Nghiên cứu, Giảng viên, Thanh tra kinh tế,…

Cụ thể, làm việc tại các doanh nghiệp, các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán.

- Các đơn vị công - các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện.

- Các cơ quan quản lý Nhà nước: bộ phận thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư.
-  Các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo kế toán.

-  Các công ty kiểm toán:  KMPG, Deloite, PWC, E&Y, …

- Các công ty dịch vụ kế toán,  Các đại lý thuế, Hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán…

Thống kê của một số trường đại học có đào tạo ngành kinh tế và kinh tế phát triển cho thấy, trên 99% sinh viên tốt nghiệp có việc làm ổn định trong vòng 6 tháng kể từ khi tốt nghiệp và khoảng 80% sinh viên làm việc đúng chuyên ngành đào tạo.

Năm 2020, chỉ tiêu tuyển sinh ngành Kế toán của Học viện Chính sách và Phát triển dự kiến như sau:

Ngành

Chỉ tiêu

Tổ hợp xét tuyển

Điểm trúng tuyển dự kiến

Ngành Kế toán

100

A00, A01, D01, C01

19,0

Năm 2020, Học viện Chính sách & Phát triển đã có 03 chương trình đào tạo (Kinh tế, Quản trị kinh doanh và Kinh tế quốc tế) đạt chuẩn kiểm định chất lượng, điều này thể hiện sự cam kết và minh bạch về chất lượng đào tạo, tạo sự tin tưởng cho người học và nhà tuyển dụng.