Diễn dàn Nguồn nhân lực toàn cầu 2017:

Liên kết đưa công nghiệp số hóa vào chương trình đào tạo

(Dân trí) - Làm sao sinh viên và giảng viên thích ứng được với công nghiệp hóa giáo dục, vai trò của giáo dục sẽ ra sao trong cách mạng 4.0, đó là chủ đề bàn thảo tại diễn đàn Nguồn nhân lục Toàn cầu 2017 Việt Nam - Hàn Quốc ngày 14/12.

Bài học số hóa đào tạo từ xứ sở kim chi

Tại Hàn Quốc, xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ cùng cuộc cách mạng công nghiệp khoa học 4.0 trên mọi lĩnh vực, trong đó giáo dục ngày một thay đổi mạnh mẽ, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến vào giảng dạy, học tập, nghiên cứu. Khái niệm Công nghiệp hóa Giáo dục và số hóa chương trình đào tạo đã manh nha và dần hình thành từ năm 2003 tới nay.


ông Namgung Moom, Hiệu trưởng Đại học Số Hàn Quốc

ông Namgung Moom, Hiệu trưởng Đại học Số Hàn Quốc

Theo ông Namgung Moom, Hiệu trưởng Đại học Số Hàn Quốc, khái niệm trường đại học ảo nghĩa là các thông tin đào tạo được chia sẻ online thông qua Internet. Bất cứ thời điểm nào, không gian nào, sinh viên đều có thể học bằng máy tính, điện thoại thông một cách tiện lợi với chi phí rất hợp lí. Thậm chí là trình độ Thạc sỹ hay Tiến sỹ đều có thể học và nghiên cứu online.

Tính tới 2016, tại Hàn Quốc có 21 trường đại học online với gần 9.000 nội dung đào tạo về nhân văn, khoa học công nghệ, xã hội… dành cho lứa tuổi từ 18 tuổi trở lên. Giáo viên là người cung cấp thông tin, cập nhật nội dung dạy thường xuyên, liên tục và đảm bảo chất lượng đào tạo, đánh giá chất lượng học bằng sự tương tác giữa sinh viên với sinh viên, sinh viên với giảng viên theo một chu trình khép kín chặt chẽ.

Ông Namgung Moon cho rằng: “Mô hình đào tạo online dù có lợi thế trội hơn về một mặt nhất định nào đó, thế nhưng không vì thế mà phủ định việc học truyền thống vì trong chương trình học online vẫn có 20% lí thuyết phải tập hợp cả lớp theo kiểu thông thường. Do đó, chúng tôi luôn đảm bảo sự bổ trợ lẫn nhau giữa các mô thức đào tạo”.

Giáo dục Việt Nam nên mở rộng đào tạo online mạnh mẽ, hòa nhập vào xu thế chung của tương lai, đây sẽ là giải pháp chiến lực về giáo dục trong nền công nghiệp 4.0. Đặc biệt, hành lang pháp lí nên dần dần công nhận bằng cấp dưới hình thức đào tạo online, tạo bước đệm thúc đẩy hội nhập cao hơn - Ông Namgung khuyên.

Hình thành thế hệ nhân lực vàng

Liên kết đưa công nghiệp số hóa vào chương trình đào tạo - 2

Tiếp nhận ý kiến từ phía Hàn Quốc, PGS.TS Chử Đức Trình, Phó hiệu trưởng Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: “Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 là thời đại tự động hóa, trong đó con người giữ vị trí phân tích các số liệu thay vì lao động chính như trước đây, cùng với đó là các chương trình thực tế ảo, phòng thí nghiệm, nghiên cứu ảo là điều mà các trường đại học Việt Nam đang cần.

Sinh viên phải tự cá thể hóa trở thành nhân tố chính trong đào tạo, tính linh hoạt của người học và người dạy sẽ đạt đến tối ưu. Chính từ thay đổi đó, đòi hỏi chương trình đào tạo cần phong phú và thật mở, cập nhật liên tục, tính liên ngành tăng cao và thực hành gắn liền với doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp hỗ trợ sinh viên thực hành ngay những kiến thực vừa học, lúc này, nhà trường chỉ giữ vị trí là cầu nối trung gian. Nếu bản thân các trường Đại học thực hiện được mô hình đó, thì chúng ta sẽ tạo ra được thế hệ nhân lực vàng. Đồng nghĩa với việc, có thể sử dụng sinh viên làm lao động ngay khi tốt nghiệp mà không cần thời gian hòa nhập hay đào tạo lại từ phía nhà tuyển dụng.

Liên kết đưa công nghiệp số hóa vào chương trình đào tạo - 3

Trước những băn khoăn về việc làm sao sinh viên và giảng viên thích ứng được với công nghiệp hóa Giáo dục, vai trò của giáo dục sẽ ra sao trong cách mạng 4.0, ông Lê Việt Dũng, Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ giải đáp vấn đề này.

Ông Dũng cho rằng: “Chúng ta thường dùng khái niệm đào tạo đại học từ xa, điều đó không còn phù hợp trong tình thế hiện nay, nên thay đổi cách gọi là “offline” và “online”. Đi đôi với cách đào tạo mới này là toàn bộ người học hiện nay đang đối đầu với thách thức lớn nhất thay đổi tư duy, người học cần tự ý thức phải tự học tập cho chính mình đó chính là một phần trong thay đổi tư duy”.

Câu chuyện thích ứng nên đi từ quy mô nhỏ tới lớn, ta học hỏi cách các nước số hóa trong đào tạo online để áp dụng vào sinh viên Việt Nam vừa có thể đảm bảo không bị chảy máu chất xám, vừa kết nạp được tinh hoa nền khoa học thế giới.

Hợp tác giáo dục online sẽ giảm được chi phí


Ông Huỳnh Việt Thắng, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Ông Huỳnh Việt Thắng, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bàn luận về vấn đề hợp tác giáo dục 2 nước trong thời gian tới, ông Huỳnh Quyết Thắng, trường Đại học Bách khoa Hà Nội trăn trở, làm sao để tận dụng được quốc tế hóa, đầu tư của doanh nghiệp vào trong đào tạo hiện nay là câu hỏi không khó. Ngoài những yếu tố kĩ năng, trí tuệ, thì giao lưu văn hóa làm việc, văn hóa sống, văn hóa trao đổi, chuyển giao công nghệ cần chỗ đứng cao hơn nữa.

Song song với việc nghiên cứu và đào tạo thì nhà trường cũng chú trọng tới việc kết nói văn hóa để làm quen dần với môi trường Hàn Quốc ngay trên giảng đường. Trong thời gian tới, yếu tố này sẽ được chú trọng nhiều hơn và kêu gọi các doanh nghiệp Hàn Quốc tạo điều kiện cho sinh viên Bách khoa được có cơ hội hòa nhập và học hỏi nhiều hơn nữa.

"Trường Đại học Bách khoa là 1 trong những trường đang thực hiện việc giảng dạy online, nhưng mới chỉ dừng lại ở việc kết hợp hình thức vừa dạy kiến thức trên lớp, đồng thời khai thác kiến thức trên Internet, trên kho dữ liệu khoa học kĩ thuật chung của thế giới để nâng cao trình độ. Dù mới ở bước đầu nhưng hứa hẹn sẽ được nhân rộng khi sinh viên và giảng viên đáp ứng đủ được các yêu cầu của học online về cả mặt kĩ thuật, trình độ, lẫn tâm thế sẵn sàng hội nhập" - ông Thắng nhấn mạnh.


Ông Bùi Tuấn Anh, Hiệu trưởng Đại học Ngoại Thương bàn về hợp tác giáo dục Việt – Hàn.

Ông Bùi Tuấn Anh, Hiệu trưởng Đại học Ngoại Thương bàn về hợp tác giáo dục Việt – Hàn.

Đồng tình với quan điểm này, ông Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Đại học Ngoại thương cho rằng sự hợp tác với Hàn Quốc trong lĩnh vực giáo dục của 2 nước chưa tương xứng với các mối quan hệ về kinh tế, khoa học công nghệ. Trong thời gian tới nên tập trung hợp tác đào tạo lĩnh vực công nghệ thông tin, quản lí đô thị, quản lí khách sạn, chăm sóc sắc đẹp, du lịch…

Một trong những yếu tố làm rào cản về sự hợp tác này là chương trình học và ngôn ngữ, cùng với đó, chi phí đào tạo 2 nước chênh nhanh lớn nên còn nhiều sinh viên ngần ngại. Do đó, chương trình đào tạo online sẽ phần nào giải quyết được rào cản này, tăng cơ hội, tăng đầu tư hơn nữa đối với sinh viên nước ta./.

Hà Cường