Lễ khai giảng đầu tiên tại ngôi trường chuyên biệt của xứ Thanh

(Dân trí) - Trường THPT Dân tộc nội trú Ngọc Lặc, đóng tại huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) được thành lập ngay trước thềm năm học mới 2017 - 2018. Năm học đầu tiên, nhà trường hân hoan chào đón 180 học sinh, những bông hoa tươi đẹp của các dân tộc anh em ở 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Các em học sinh chính thức trở thành chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà chung.

Trường THPT Dân tộc nội trú Ngọc Lặc có quy mô 18 lớp với 540 học sinh. Đây là cơ sở giáo dục công lập chuyên biệt, được Nhà nước thành lập cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có chất lượng cho khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa.

Chào đón những học sinh đầu tiên của nhà trường
Chào đón những học sinh đầu tiên của nhà trường

Phạm vi tuyển sinh của Trường THPT dân tộc nội trú huyện Ngọc Lặc là trên địa bàn 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa.

Mục tiêu của nhà trường là nhằm tăng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS là người dân tộc thiểu số, người kinh đang sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn được học tại các trường THPT Dân tộc nội trú của tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội của miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Không khí ngày đầu khai giảng năm học mới
Không khí ngày đầu khai giảng năm học mới

Đến thời điểm này, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập được 2 trường THPT Dân tộc nội trú, gồm Trường THPT Dân tộc nội trú Ngọc Lặc và Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa.

Là ngôi trường ở khu vực miền núi nhưng được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước nên cơ sở vật chất được xây dựng đồng bộ, khang trang, hiện đại, đáp ứng tốt nhất cho công tác học tập và sinh hoạt, được xây dựng tại Khu đô thị trung tâm miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa.

Ông Phạm Đăng Quyền - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đánh trống khai giảng năm học mới tại trường THPT Dân tộc nội trú Ngọc Lặc
Ông Phạm Đăng Quyền - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đánh trống khai giảng năm học mới tại trường THPT Dân tộc nội trú Ngọc Lặc

Đây là năm học đầu tiên của nhà trường nên vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, của ngành cùng với sự cố gắng, nỗ lực của các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên và học sinh trong những ngày đầu tựu trường đã chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để bắt đầu một năm học mới, tạo tiền đề cho những thành công cho năm học này và những năm học tiếp theo của nhà trường.

Năm học đầu tiên, nhà trường đã chào đón 180 học sinh, những bông hoa tươi đẹp của các dân tộc anh em các huyện miền núi tỉnh Thanh đã chính thức trở thành chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà chung.

Lễ khai giảng đầu tiên tại ngôi trường chuyên biệt của xứ Thanh - 4
Năm học đầu tiên, nhà trường chào đón 180 học sinh, là những chủ nhân đầu tiên dưới ngôi nhà chung - trường THPT Dân tộc nội trú Ngọc Lặc
Năm học đầu tiên, nhà trường chào đón 180 học sinh, là những chủ nhân đầu tiên dưới ngôi nhà chung - trường THPT Dân tộc nội trú Ngọc Lặc

Trong thời khắc tiếng trống khai trường vang lên, báo hiệu năm học mới bắt đầu, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường vô cùng xúc động và tự hào trước một ngôi trường mới và thế hệ học trò đầu tiên.

Với các em học sinh, đây cũng là thời khắc tự hào khi các em chính là thế hệ chủ nhân đầu tiên dưới mái trường THPT Dân tộc nội trú Ngọc Lặc. Trong ngày đầu được học tập tại trường, các em học sinh nhà trường với những ánh mắt thân yêu, tò mò, vừa lạ vừa quen.

Là ngôi trường ở khu vực miền núi nhưng được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước nên cơ sở vật chất được xây dựng đồng bộ, khang trang, hiện đại, đáp ứng tốt nhất cho công tác học tập và sinh hoạt
Là ngôi trường ở khu vực miền núi nhưng được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước nên cơ sở vật chất được xây dựng đồng bộ, khang trang, hiện đại, đáp ứng tốt nhất cho công tác học tập và sinh hoạt

Phát biểu tại buổi lễ khai giảng năm học mới, ông Phạm Đăng Quyền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã gửi lời chúc mừng đến nhà trường, sự cố gắng của các ngành, các cấp và chính quyền địa phương trong việc xây dựng và thành lập ngôi trường cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số.

Đồng thơi, ông Phạm Đăng Quyền cũng đề nghị nhà trường cần chú trọng trong công tác chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy; các địa phương cần quan tâp giúp đỡ nhà trường trong việc hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ tốt hơn cho việc dạy và học của nhà trường; đối với các em học sinh nhà trường cần cố gắng học tập, rèn luyện để sau này có thể trở thành những người cán bộ tốt, cống hiến xây dựng quê hương.

Duy Tuyên